Giải thích câu nói Ngựa quen đường cũ
Bài Làm:
Nghĩa đen: Ngựa là giống gia súc lớn, có bốn chân khỏe mạnh. Chúng có tính cách hung dữ, hoang dại nhưng bù lại chạy rất nhanh và khỏe. Trong quá khứ, ngựa là phương tiện di chuyển, cho sức kéo chủ yếu của con người. Đặc biệt, ngựa là loài có khứu giác rất tốt. Chúng chỉ cần đi một lần là có thể nhớ được con đường mà mình đã đi qua như thể đã quen thuộc lắm rồi. Đây là một đặc tính tự nhiên của loài sinh vật này.
Nghĩa bóng: Chỉ những thói quen, hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần. Ở đây thường là những hành động, thói quen xấu, khó lòng mà sửa đổi, cứ lao đầu vào. Vận như thế quả thực tài tình.
=> Câu thành ngữ đã phê phán những con người bảo thủ với những thói hư, tật xấu được nuông chiều khiến nó trở thành bản chất, rất khó sửa chữa hay thay đổi. Tuy nhiên, thói quen khó thay đổi nhưng không phải là không thể từ bỏ nếu như con người ta quyết tâm. Dù biết ngựa sẽ quen với mùi, với con đường cũ nhưng nếu như ta huấn luyện tốt, nó sẽ quên đi điều đó. Con người ta hơn những loài vật khác ở chỗ ta có ý thức và suy nghĩ, chẳng nhẽ thói quen xấu ấy có thể đánh bại ta sao?
Câu thành ngữ có ý nghĩa tương tự: Chứng nào tật nấy, Hồ chết chẳng hết vằn, Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời.