Bạn đã từng nghe câu ngạn ngữ: Chưa đỗ ông Nghè, đã đe hàng tổng chưa? Câu đó nghĩa là gì? Phần dưới đây sẽ giải thích giúp bạn.
Bài Làm:
Ý nghĩa:
Nghĩa đen:
- " ông Nghè" ở đây được hiểu là người là những người học rộng tài cao đỗ tiến sĩ, đỗ những kì thi Hương, thi Hội,...
- " hàng tổng" : đơn vị hành chính thời phong kiến, gồm một số xã.
=> Nghĩa cả câu: Hình ảnh " ông nghè"," hàng tổng" ở đây đã tái hiện lại khung cảnh xưa đó là theo tục lệ thời phong kiến, người đỗ ông Nghè, khi trở về quê được cả tổng mang võng lọng đón rước và có quyền cắm đất làm nhà ở nơi nào mình thích trong phạm vi tổng ấy. Nhưng trong câu nói ở đây, người này chưa đỗ mà đã tự ý, ngăm nghe, đe dọa "hàng tổng", những người sống xung quanh mình. Hay nói cách khác, chưa có công danh, chưa thành sự nghiệp nhưng người này đã kiêu ngạo, trịch thượng không coi ai ra gì.
Nghĩa bóng:
=> Mượn hình ảnh "ông nghè" ở đây ám chỉ những kẻ tự phụ, kiêu căng, hống hách, chưa làm được công chuyện gì, chưa có chức tước quyền hành gi đã hợm hỉnh, kiêu ngạo, hách dịch với người xung quanh. Những kẻ đó luôn dựa vào bản thân có tài năng chỉ chút đỉnh nhưng lại tưởng mình là thiên tài, để rồi nảy sinh thói huênh hoang, khoác lác, hợm hĩnh đến mức lố bịch, đáng ghét. Kẻ tự phụ ngồi đâu cũng thích nói về mình, khoe khoang cái mình có, thâm chí bịa đặt, thổi phồng cả những cái mình không hề có để thỏa mãn tính thích hơn người.
=> Câu thành ngữ cũng phê phán, lên án những kẻ đó đồng thời nhắc nhở con người ta lối sống khiêm tốn, nhún nhường, không tự cao tự đại.
Những câu có ý nghĩa tương đương: chưa học bò đã lo học chạy, chưa học đui đã đòi bói gia sự