ÔN TẬP CHƯƠNG 3: CÔNG NGHỆ THỨC ĂN CHĂN NUÔI (PHẦN 1)
Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về thức ăn hỗn hợp?
-
A. Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp thức ăn mà lượng vật chất khô rất ít nhưng lượng chất dinh dưỡng thông qua chế biến lại rất cao. Loại thức ăn này nhằm hỗ trợ vật nuôi trong những tình huống quan trọng
- B. Thức ăn hỗn hợp là thức ăn được chế biến, phối hợp từ nhiều loại nguyên liệu theo những công thức đã được tính toán, nhằm đáp ứng nhu cầu của vật nuôi theo từng giai đoạn phát triển và mục đích sản xuất
- C. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế, có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kì sản xuất mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống
- D. Thức ăn đậm đặc cung cấp năng lượng, protein, khoáng, vitamin ở dạng đậm đặc, còn có thể bổ sung thêm kháng sinh và thuốc phòng bệnh
Câu 2: Cho bảng sau:
Thành phần nào trong khẩu phần ăn ở bảng trên đáp ứng nhu cầu năng lượng?
- A. Bột đá
-
B. Ngô, cám mạch, cám gạo loại 1
- C. Bột cá cao đạm
- D. Khô dầu đỗ tương
Câu 3: Phương pháp nào được ứng dụng để chế biến thức ăn thô có hàm lượng lignin cao như thân cây sắn, rơm, rạ, lõi ngô,...?
- A. Phương pháp đường xơ hoá học
-
B. Phương pháp đường hóa xơ
- C. Phương pháp giảm lượng đường trong máu
- D. Phương pháp tương lượng đường trong máu
Câu 4: Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi được biểu thị bằng:
- A. Loại thức ăn
- B. Chất xơ, axit amin
-
C. Chỉ số dinh dưỡng
- D. Thức ăn tinh, thô
Câu 5: Vai trò của khoáng trong cơ thể là?
-
A. tham gia cấu tạo tế bào, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể
- B. chất xúc tác trong quá trình trao đổi chất
- C. cung cấp năng lượng
- D. dự trữ năng lượng
Câu 6: "Là tiêu chuẩn ăn đã được cụ thể hóa bằng các loại thức ăn xác định với khối lượng hoặc tỉ lệ nhất định"- đây là khái niệm của:
- A. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
- B. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn
- C. Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi
-
D. Khẩu phần ăn của vật nuôi
Câu 7: Quy trình sản xuất thức ăn từ vi sinh vật gồm mấy bước?
-
A. 4
- B. 5
- C. 3
- D. 6
Câu 8: Dưới đây là những ưu điểm của bảo quản bằng silo. Ý nào không đúng?
- A. Giảm chi phí lao động và tiết kiệm được diện tích mặt bằng
-
B. Bảo quản được trong thời gian dài mặc dù chỉ bảo quản được số lượng ít
- C. Ngăn chặn sự phá hoại của các động vật gặm nhấm, côn trùng
- D. Tự động hoá trong quá trình nhập, xuất nguyên liệu
Câu 9: Đâu không phải thức ăn thuộc nhóm carbohydrate?
- A. Phụ phẩm xay xát
- B. Các loại củ (sắn, khoai lang)
- C. Hạt ngũ cốc
-
D. Các loài ốc, tôm tép
Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về vai trò của chăn nuôi?
- A. Sản phẩm chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho con người.
- B. Phát triển chăn nuôi góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
- C. Chất thải vật nuôi là nguồn phân hữu cơ quan trọng, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt.
-
D. Sản phẩm chăn nuôi là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người.
Câu 11: Câu nào sau đây không đúng về thức ăn xanh?
- A. Thức ăn xanh được sử dụng cho nhiều loài vật nuôi như: trâu, bò, lợn, gà,...
- B. Thức ăn xanh là nguồn nguyên liệu để chế biến cỏ khô, bột cỏ, thức ăn ủ chua,... cho gia súc nhai lại
- C. Thức ăn xanh bao gồm thân, lá của một số cây, cỏ trồng hoặc mọc tự nhiên, các loại rau xanh,... sử dụng ở dạng tươi (cắt cho ăn tại chuồng hoặc chăn thả trên cánh đồng)
-
D. Thức ăn xanh chứa nhiều nước (40 – 50%), nhiều chất xơ, giàu vitamin (carotene, vitamin nhóm B,...); hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng khó tiêu hoá và không thích ứng với nhiều loại vật nuôi
Câu 12: Câu nào sau đây đúng về thức ăn ủ chua?
- A. Thức ăn ủ chua bao gồm các loại thức ăn sắp hỏng, sản phẩm chính của ngành trồng trọt như cây ngô sau thu bắp, ngọn lá sắn, dây lá lạc, ngọn và bã dứa,... đã được ủ kị khí.
-
B. Thức ăn ủ chua cung cấp các chất dinh dưỡng (protein, lipid, tinh bột, xơ, khoáng, vitamin) và nước cho vật nuôi
- C. Thức ăn ủ chua chứa nhiều chất dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon, vật nuôi thích ăn nhưng bảo quản không được lâu
- D. Thức ăn ủ chua là sản phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, cung cấp nguyên liệu cho ngành trồng trọt
Câu 13: Hiện nay các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp hiện đại đang hướng đến tiêu chỉ 3 “Không”:
-
A. Không bụi, không mùi và không chất thải
- B. Không tiền, không nói chuyện, không giải quyết vấn đề
- C. Không chất cấm, không ô nhiễm môi trường, không phá sản
- D. Không ăn, không uống, không làm sao
Câu 14: Đâu là cấu trúc của một protease?
-
A.
- B. B.
- C.
- D.
Câu 15: Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp là gì ?
- A. Làm sạch nguyên liệu
-
B. Lựa chọn nguyên liệu chất lượng tốt
- C. Cân đo theo tỉ lệ.
- D. Sấy khô
Câu 16: Trong các loại thức ăn sau, thức ăn nào không phải là thức ăn thô?
- A. Rơm rạ
-
B. Rau xanh
- C. Bã mía
- D. Cỏ khô
Câu 17: Lượng protein của thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn nái giai đoạn hậu bị (30 – 60 kg) là bao nhiêu?
- A. Khoảng 70%
-
B. Khoảng 20%
- C. Khoảng 40%
- D. Khoảng 90%
Câu 18: Tác dụng của Vitamin là:
- A. Tổng hợp các chất sinh học
- B. Tái tạo mô
- C. Tăng hấp thu chất dinh dưỡng
-
D. Điều hoà các quá trình trao đổi chất trong cơ thể
Câu 19: Nhu cầu Vitamin của vật nuôi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- A. Giống loài, độ tuổi, năng suất của vật nuôi
- B. Độ tuổi, tình trạng sinh lí, giai đoạn sinh trưởng của vật nuôi
-
C. Độ tuổi, tình trạng sinh lí, giai đoạn sản xuất và năng suất của vật nuôi
- D. Giống loài, giai đoạn sinh trưởng
Câu 20: Thức ăn ủ chua sau 3 – 4 tuần phải đạt được yêu cầu gì thì mới được coi là đạt yêu cầu?
- A. Có màu trắng vàng, mềm, không nhũn, mùi chua nhẹ, không mốc
- B. Có màu trắng vàng, mềm, không nhũn, không mốc, có mùi thơm thoang thoảng
-
C. Có màu vàng rơm hoặc vàng nâu, mềm, không nhũn nát, mùi chua nhẹ, không mốc, không có mùi lạ
- D. Có màu vàng rơm hoặc vàng nâu, cứng chắc, mùi hắc, không mốc
Câu 21: Nhu cầu Vitamin của vật nuôi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
-
A. độ tuổi, tình trạng sinh lí, giai đoạn sản xuất và năng suất của vật nuôi
- B. giống loài, giai đoạn sinh trưởng
- C. độ tuổi, tình trạng sinh lí, giai đoạn sinh trưởng của vật nuôi
- D. giống loài, độ tuổi, năng suất của vật nuôi
Câu 22: Nhóm enzyme nào có thể bổ sung trong thức ăn cho lợn, gia cầm nhằm giảm ảnh hưởng của các phytate kháng dinh dưỡng, tăng cường hấp thu phosphorus (P), calcium (Ca), amino acid và năng lượng, đồng thời giảm tác động tiêu cực của việc thải P vô cơ ra ngoài môi trường?
- A. Oxidoreductase
-
B. Phytase
- C. Hydrolase
- D. Lyase
Câu 23: Đâu không phải ý nghĩa của việc bảo quản thức ăn chăn nuôi?
- A. Tiết kiệm chi phí thức ăn
- B. Đảm bảo chất lượng thức ăn, giúp thức ăn giữ được giá trị dinh dưỡng, giảm thiệt hại do hư hỏng và an toàn cho vật nuôi
- C. Dự trữ thức ăn trong thời gian cho phép
-
D. Tăng sức cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành
Câu 24: Các loại enzyme tiêu hoá được sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi với mục đích nào?
- A. Giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng
-
B. Tăng cường tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng và các thức ăn khó tiêu hoá như thức ăn thô, xanh có hàm lượng lignin cao
- C. Giảm tính đột biến gen trong quá trình chế biến thức ăn chăn nuôi
- D. Giảm tác động xấu của lên men trong ủ chua thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại
Câu 25: Đâu không phải một dụng cụ cần thiết để thực hành phương pháp ủ chua thức ăn thô, xanh?
-
A. Dung dịch lactic
- B. Dao, thớt băm cỏ
- C. Bình nhựa dung tích 2 – 5l hoặc túi nylon chứa được 2 – 5 kg.
- D. Máy đo pH