Đề 17: Luyện thi THPTQG môn Địa năm 2018

Đề 17: Luyện thi THPTQG môn Địa năm 2018. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới để làm.

Câu 1: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

  • A. Hà Tĩnh.    
  • B. Thanh Hoá.    
  • C. Quảng Ngãi.         
  • D. Quảng Trị

Câu 2: Ở Việt Nam hiện nay, thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế là

  • A. kinh tế cá thể.
  • B. kinh tế ngoài Nhà nước.
  • C. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
  • D. kinh tế Nhà nước

Câu 3: Mặt hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta hiện nay là

  • A. số lượng quá đông đảo.
  • B. tập trung chủ yếu ở nông thôn với trình độ còn hạn chế.
  • C. thể lực và trình độ chuyên môn còn hạn chế.
  • D. tỉ lệ người lớn biết chữ không cao.

Câu 4: Ở miền Trung, lũ quét thường xảy ra vào thờ gian

  • A. từ tháng 8 đến tháng 10.
  • B. từ tháng 8 đến tháng 11.
  • C. từ tháng 10 đến tháng 12.
  • D. từ tháng 9 đến tháng 10.

Câu 5: Năng suất lúa của nước ta trong thời gian gần đây tăng nhanh do

  • A. đẩy mạnh thâm canh.
  • B. thời tiết ổn định hơn so với giai đoạn trước.
  • C. kinh nghiệm của người dân được phát huy.
  • D. tăng vụ.

Câu 6: Nhân tố ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển và phân bố ngành GTVT ở nước ta là

  • A. khí hậu – thủy văn.
  • B. sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế.
  • C. địa hình.
  • D. sự phân bố dân cư.

Câu 7: Giải pháp quan trọng nhất đối với vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng là

  • A. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
  • B. khai hoang mở rộng diện tích.
  • C. phát triển các cây đặc sản có giá trị kinh tế cao.
  • D. chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Câu 8: Hướng gió chính gây mưa cho đồng bằng Bắc Bộ vào mùa hạ là

  • A. tây nam.     
  • B. tây bắc.    
  • C. đông nam.      
  • D. đông bắc.

Câu 9: Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh chè lớn thứ 2 của nước, vì vùng này có

  • A. Các vùng đất đỏ ba dan với những mặt bằng rộng lớn.
  • B. Khí hậu cận xích đạo nhiều ngày nắng.
  • C. Các cao nguyên cao trên 1000 m có khí hậu mát mẻ.
  • D. Nguồn nước dồi dào.

Câu 10: Năng suất lao động trong ngành khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp do

  • A. phương tiện khai thác còn lạc hậu, chậm đổi mới.
  • B. người dân thiếu kinh nghiệm đánh bắt.
  • C. nguồn lợi cá đang bị suy thoái.
  • D. thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường.

Câu 11: Loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao đang khai thác ở biển Đông là

  • A. dầu mỏ, khí đốt
  • B. vàng, dầu mỏ.
  • C. titan, dầu mỏ.
  • D. sa khoáng, khí đốt.

Câu 12: Sự phân chia các trung tâm công nghiệp thành 3 nhóm là dựa vào

  • A. qui mô và chức năng của các trung tâm.
  • B. sự phân bố các trung tâm trên phạm vi lãnh thổ.
  • C. vai trò của các trung tâm trong phân công lao động theo lãnh thổ.
  • D. hướng chuyên môn hóa và qui mô của các trung tâm.

Câu 13: Việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện xu hướng

  • A. đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp.
  • B. tăng cường chuyên môn hóa sản xuất.
  • C. tăng cường tình trạng độc canh.
  • D. tăng cường sự phân hóa lãnh thổ sản xuất.

Câu 14: Điểm nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Hồng?

  • A. Là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp.
  • B. Một số tài nguyên thiên nhiên (đất, nước trên mặt,...) bị xụống cấp.
  • C. Có nhiều tai biến thiên nhiên (bão, lũ lụt, hạn hán...).
  • D. Tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa dạng.

Câu 15: Mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu của nước ta là

  • A. khí đốt.       
  • B. dầu mỏ.       
  • C. than nâu.        
  • D. than bùn.

Câu 16: Trong các nhóm đất ở Đồng bằng sông Cửu Long nhóm đất có diện tích lớn nhất là

  • A. Đất phù sa ngọt.      
  • B. Đất mặn.
  • C. Đất phèn.                
  • D. Đất khác.

Câu 17: Trung du và miền núi Bắc Bộ ít có điều kiện thuận lợi để phát triển

  • A. Cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới.
  • B. Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
  • C. Cây đặc sản, cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới.
  • D. Cây dược liệu, hạt giống, hoa chất lượng cao.

Câu 18: Phần lớn diện tích lãnh thổ (phần đất liền) của nước ta có độ cao

  • A. trên 2000m.                
  • B. dưới 1000m.
  • C. từ 1000 – 2000m.       
  • D. dưới 200m.

Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14 hãy cho biết cao nguyên nào có độ cao trung bình lớn nhất ở Tây Nguyên?

  • A. Đắk Lắk.        
  • B. Lâm Viên
  • C. Mơ Nông.      
  • D. Bảo Lộc.

Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

  • A. Cầu Treo.       
  • B. Lao Bảo.      
  • C. Bờ Y.          
  • D. Cha Lo

Câu 21: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết hai tỉnh có số lượng trâu và bò lớn nhất ở nước ta năm 2007 là

  • A. Sơn La – Thanh Hoá.
  • B. Thanh Hoá – Nghệ An
  • C. Quảng Nam – Hà Tĩnh.
  • D. Nghệ An – Hoà Bình.

Câu 22: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết tính đến năm 2007, nước ta có những đô thị loại đặc biệt nào?

  • A. Hà Nội – Đà Nẵng.
  • B. Hải Phòng – Đà Nẵng.
  • C. Cần Thơ – Hạ Long
  • D. Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh.

Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết ngành nào sau đây không xuất hiện ở trung tâm công nghiệp Vinh?

  • A. cơ khí.
  • B. chế biến nông sản.
  • C. sản xuất vật liệu xây dựng.
  • D. dệt, may.

Câu 24: Căn cứ để xác định chiều rộng và giới hạn phạm vi của lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa là

  • A. các đảo ven bờ.
  • B. biên giới trên biển.
  • C. đường cơ sở.
  • D. đường đẳng sâu.

Câu 25: Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào?

  • A. Ninh Thuận.     
  • B. Phú Yên.      
  • C. Bình Thuận.         
  • D. Khánh Hoà.

Câu 26: Các bãi biển nổi tiếng ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm

  • A. Mĩ Khê, Sa Huỳnh, Cửa Lò, Nha Trang, Cà Ná, Mũi Né.
  • B. Mĩ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Mũi Né.
  • C. Mĩ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Nha Trang, Cà Ná, Mũi Né.
  • D. MT Khê, Lăng Cô, Quy Nhơn, Nha Trang, Cà Ná, Mũi Né.

Câu 27: Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh các hoạt động

  • A. áp dụng khoa học – kĩ thuật trong việc lai tạo các giống cây, con phù hợp với điều kiện sinh thái từng mùa.
  • B. vận tải, công nghệ chế biến và bảo quản nông sản.
  • C. đẩy mạnh xuất khẩu gắn với việc tạo dựng và quảng bá thương hiệu nông sản.
  • D. vận tải, đẩy mạnh xuất khẩu.

Câu 28: Cho biết diện tích của vùng Tây Nguyên là 54.641 km2, dân số năm 2014 là 5.525.800 người, hỏi mật độ dân số trung bình ở Tây Nguyên năm 2014 là khoảng bao nhiêu người/km2

  • A. 101 người/km2.      
  • B. 104 người/km2.
  • C. 110 người/km2.      
  • D. 103 người/km2.

Câu 29: Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa tới nền kinh tế nước ta là

  • A. tạo thêm việc làm cho người lao động.
  • B. thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
  • C. lan tỏa ngày càng rộng rãi lối sống thành thị tới các vùng nông thôn xung quanh.
  • D. tạo ra thị trường có sức mua lớn.

Câu 30: Miền tự nhiên duy nhất có đầy đủ hệ thống đai cao ở nước ta là

  • A. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
  • B. Bắc và Đống Bắc Bắc Bộ.
  • C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
  • D. Đông Bắc.

Câu 31: Hạn chế lớn nhất của các mặt hàng chế biến phục vụ xuất khẩu ở nước ta là

  • A. tỉ trọng hàng gia công lớn.
  • B. làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.
  • C. chất lượng sản phẩm chưa cao.
  • D. thuế xuất khẩu cao.

Câu 32: Biểu hiện của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ là vấn đề

  • A. Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
  • B. Xây dựng các công trình thuỷ lợi lớn.
  • C. Đa dạng hoá các loại hình phục vụ.
  • D. Phát triển cơ sở năng lượng.

Câu 33: Nước ta có 4 ngư trường trọng điểm là:

  • A. Cà Mau - Kiên Giang, Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng - Quảng Ninh; ngư trường vịnh Bắc Bô.
  • B. Cà Mau - Kiên Giang, Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng - Quảng Ninh; ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
  • C. Cà Mau - Kiên Giang, Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng - Quảng Ninh; ngư trường vịnh Thái Lan.
  • D. Cà Mau - Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng - Quảng Ninh; ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

Câu 34: Biện pháp vững chắc, hiệu quả nhất để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta là

  • A. đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
  • B. hạ giá thành sản phẩm.
  • C. đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp.
  • D. ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

Câu 35: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm?

  • A. Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác.
  • B. Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc.
  • C. Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới cố định, không thay đổi theo thời gian.
  • D. Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư.

Câu 36: Cho biểu đồ:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây:

  • A. Cơ cấu sản lượng giấy và trang in ở nước ta
  • B. Sự thay đổi sản lượng giấy và trang in ở nước ta
  • C. Tốc độ tăng trưởng sản lượng giấy và trang in ở nước ta
  • D. Quy mô và cơ cấu sản lượng giấy và trang in ở nước ta

Câu 37: Cho biểu đồ:

Nhận xét nào sau đây không đúng:

  • A. Diện tích rừng có xu hướng giảm nhưng gần đây tăng lên
  • B. So với năm 1943, năm 2003 diện tích rừng giảm 2,2 triệu ha
  • C. Độ che phủ rừng có xu hướng tăng
  • D. Độ che phủ rừng có xu hướng giảm gần đây có xu hướng tăng

Câu 38: Cho bảng số liệu sau

Tình hình dân số của nước ta thời kì 1921 - 2005.

Năm

1921

1960

1985

1989

1999

2005

Dân số (triệu người)

15,6

30

60

64,4

76,3

83,0

Tỉ lệ GTDS (%)

1,65

3,1

2,3

2,1

1,7

1,35

Nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình dân số nước ta:

  • A. Dân số nước ta có xu hướng tăng.
  • B. Tỉ lệ gia tăng dân số tăng liên tục.
  • C. Tỉ lệ gia tăng dân số gần đây có xu hướng giảm.
  • D. Dân số tăng nhanh, đặc biệt từ nửa sau thế kỷ XX

Câu 39: Cho bảng số liệu:

Sự biến động diện tích rừng nước ta

Năm

Tổng diện tích (Triệu ha)

Rừng tự nhiên (triệu ha)

Rừng trồng (triệu ha)

Độ che phủ (%)

1943

14,3

14,3

0

43

1983

7,2

6,8

0,4

22

2006

12,9

10,4

2,5

39

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi diện tích và độ che phủ rừng ở nước ta giai đoạn 1943 - 2006 là:

  • A. Biểu đồ đường
  • B. Biểu đồ cột đôi
  • C. Biểu đồ tròn.
  • D. Biểu đồ kết hợp (cột chồng – đường)

Câu 40: Cho bảng số liệu:

Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta

Sản phẩm

1995

2000

2001

2005

Vải lụa (triệu mét)

263,0

356,4

410,1

560,8

Quần áo may sẵn (triệu cái

171,9

337,0

375,6

1011,0

Giày dép da (triệu đôi)

46,4

107,9

102,3

218,0

Giấy, bìa (nghìn tấn)

216,0

408,4

445,3

901,2

Trang in (tỉ trang)

96,7

184,7

206,8

450,3


Nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nước ta:

  • A. Tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm đều tăng.
  • B. Vải lụa có tốc độ tăng trưởng chậm nhất.
  • C. Quần áo may sẵn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
  • D. Vải lụa có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

Xem thêm các bài Đề thi Địa lí 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Đề thi Địa lí 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

1. Đề và đáp án môn Địa lí kì thi THPTQG năm 2020

2. Đề và đáp án môn Địa lí kì thi THPTQG năm 2019

3. Đề luyện thi môn địa mới nhất năm 2019

4. Đề luyện thi môn địa mới nhất năm 2018

5. Đề luyện thi môn Địa những năm trước

6. Đề thi THPTQG môn Địa năm 2017 (tất cả các mã đề)

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.