ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
BÀI THI: MÔN ĐỊA LÝ
(Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề)
Câu 1: Vào mùa cạn, ở đồng bằng sông Cửu Long nước thủy triều xâm nhập sâu, nhiễm mặn lớn là do
A. đồng bằng bị chia cắt thành các ô trũng.
B. có địa hình thấp và khá bằng phẳng.
C. có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
D. có các hệ thống đê bao quanh ở ven sông.
Câu 2: Để tăng cường sản lượng thủy sản vừa bảo vệ được nguồn lợi thủy sản , nước ta cần phải:
A. Tăng cường đánh bắt, đẩy mạnh nuôi trồng và chế biến
B. Hiện đại hóa các phương tiện và đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ.
C. Tăng cường và hiện đại hóa phương tiện, đẩy mạnh chế biến.
D. Hạn chế việc đánh bắt, tăng cường việc nuôi trồng và chế biến.
Câu 3: Đây là một trong những đặc điểm cơ bản của gió mùa Đông Bắc:
A. Có thời tiết lạnh khô và chỉ hoạt động mạnh ở miền Bắc
B. Có thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn và chỉ hoạt động mạnh ở miền Bắc
C. Vào nước ta thành từng đợt và chỉ hoạt động mạnh ở miền Bắc.
D. Càng vào nam độ ẩm và độ lạnh càng tăng.
Câu 4: Khi Tây Nguyên là mùa mưa thì ở sườn Đông Trường Sơn
A. chịu tác động của gió tây khô nóng.
B. cũng bắt đầu mùa mưa.
C. chịu tác động của gió tín phong.
D. là thời kì chuyển tiếp.
Câu 5: Đây là nguyên tắc sử dụng và phát triển rừng sản xuất theo quy định của luật bảo vệ và phát triển rừng:
A. Có kế hoạch biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
B. Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
C. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng rừng.
D. Quy hoạch và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010.
Câu 6: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 22 đường dây 500 KV nối
A. Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh
B. Hoà Bình - Phú Lâm.
C. Lạng Sơn - Cà Mau.
D. Hoà Bình - Cà Mau.
Câu 7: Năm 2008 dân số tỉnh Lai Châu 335,3 nghìn người, diện tích là 9112,3 km2. Mật độ dâ số tỉnh Lai Châu là.
A. 37 người / km2
C. 38 người / km2
B. 39 người / km2
D. 40 người / km2
Câu 8: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 13 cho biết núi Phu Tha Ca thuộc vùng núi nào của nước ta?
A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc
C. Trường Sơn Bắc.
D. Tây Nguyên.
Câu 9: Quy mô dân số nước ta hiện nay:
A. Đang giảm nhanh
B. Vẫn tiếp tục tăng.
C. Không thay đổi.
D. Đang giảm rất chậm.
Câu 10: Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với Đồng bằng sông Hồng là
A. Tình trạng lũ lụt thường xuyên vào mùa mưa
B. Tài nguyên bị suy thoái do khai thác quá mức.
C. Thiếu hầu hết các nguồn nguyên liệu cho sản xuất.
D. Có mùa đông quá lạnh do chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc.
Câu 11: Nằm trên biên giới Việt Nam – Campuchia là cửa khẩu:
A. Mộc Bài
B. Lao Bảo
C. Lào Cai
D. Tây Trang.
Câu 12: Để giải quyết vấn đề lũ lụt kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long, một giải pháp quan trọng đang được triển khai là
A. tăng cường xây dựng hệ thống đê bao quanh các sông
B. chung sống với lũ và khai thác những lợi thế do lũ đem lại.
C. Tăng cường xây dựng các công trình thủy lợi để thoát lũ.
D. Xây dựng các đập và hồ chứa ở thượng nguồn các sông
Câu 13: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 4 – 5 tỉnh nào có dân số thấp nhất nước ta (số liệu dân số năm 2008).
A. Kom Tum
B. Lai Châu
C. Bắc Kạn
D. Điện Biên.
Câu 14: Trong các nhận định dưới đây, nhận định đúng nhất là:
A. Vùng có công nghiệp phát triển mạnh nhất cả nước là Đông Bắc.
B. Đông Bắc là một trong 3 vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất.
C. Đồng bằng sông Hồng có giá trị sản lượng công nghiệp lớn nhất.
D. Đông Nam Bộ chiếm ½ tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
Câu 15: Ranh giới lãnh hải chính là
A. đường ven biển
B. đường biên giới quốc gia trên biển.
C. đường hải quan.
D. đường phân định trên vịnh.
Câu 16: Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến quy mô, cơ cấu và phân bố cây trồng của nước ta là
A. Đất đai
B. Khí hậu
C. Nguồn nước.
D. Nguồn lao động.
Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây của biển Đông có ảnh hưởng lớn nhất đến nước ta?
A. Có diện tích lớn, lượng nước dồi dào
B. Nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa
C. Biển kín và có các hải lưu chảy khép kín.
D. Có thềm lục địa mở rộng ở 2 đầu, thu hẹp ở giữa.
Câu 18: Sự ra đời và phát triển các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đã thể hiện xu hướng:
A. Tăng cường tình trạng độc canh.
B. Đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất.
C. Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất.
D. Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.
Câu 19: Trâu được nuôi nhiều ở Đông Bắc; Nho, Thanh Long được trồng nhiều ở Ninh Thuận, điều đó cho thấy:
A. Nông nghiệp có sự chuyển đổi mùa vụ từ đồng bằng lên miền núi, từ Bắc vào Nam.
B. Các tập đòan cây con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.
C. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.
D. Cơ cấu mùa vụ đã có nhiều thay đổi quan trọng.
Câu 20: Yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển và phân bố công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là
A. nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
B. nguồn nguyên liệu và sự tiến bộ KHKT
C. nguồn lao động và thị trường tiêu thụ.
D. nguồn nguyên liệu và nguồn lao động.
Câu 21: Đây là trung tâm công nghiệp có ý nghĩa đối với địa phương
A. Cần Thơ
B. Đà Nẵng.
C. Thái Nguyên.
D. Hải Phòng.
Câu 22: Tuyến đường bộ xuyên quốc gia thứ hai có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực phía tâ nước ta là
A. Đường Hồ Chí Minh
B. Quốc lộ 14
C. Quốc lộ 15
D. Đường sắt Thống Nhất.
Câu 23: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 25 khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm thuộc tỉnh:
A. Đà Nẵng.
B. Quảng Nam.
C. Quảng Ngãi.
D. Thừa Thiên Huế.
Câu 24: Cà Ná là vùng sản xuất muối lí tưởng nhất nước ta vì:
A. Có nhiều bãi cát trăng thích hợp cho việc làm muối.
B. Nghề muối đã trở thành nghề truyền thống lâu đời
C. Ít bị thiên tai như bão, lũ lụt so với các vùng khác.
D. Khô nóng quanh năm, ít có sông lớn đổ ra.
Câu 25: Trong các tỉnh dưới đây, tỉnh nào thuộc Tây Bắc?
A. Hà Giang.
B. Lai Châu.
C. Lạng Sơn.
D. Cao Bằng
Câu 26: Để giải quyết việc làm cần phải thực hiện tốt chính sách dân số vì:
A. Dễ dang thực hiện việc nâng cao chất lượng nguồn lao động.
B. Tạo điều kiện để phân bố lại dân cư và lao động giưac các vùng
C. Tạo điều kiện để đa dạng hóa các hoạt động kinh tế.
D. Giảm được áp lực của sự gia tăng lao động hàng năm.
Câu 27: Các tuyến đường quốc lộ huyết mạch nối Bắc Bộ với cụm cảng Hải Phòng – Cái Lân là:
A. 1 và 5.
B. 5 và 18.
C. 2 và 3.
D. 5 và 38
Câu 28: Trước năm 2000, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có 3 trục tăng trưởng đó là
A. Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.
B. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.
C. Hà Nội, Thái Nguyên, Việt Trì.
D. Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.
Câu 29: Giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là
A. Đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu sản phẩm.
B. Mở rộng diện tích đi đôi với nâng cao năng suất.
C. Khuyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại.
D. Tăng cường lực lượng lao động, nhất là lao động có tay nghề.
Câu 30: Để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông – lâm nghiệp ở Đông Nam Bộ, giải pháp có tầm quan trọng hàng đầu là
A. Giải quyết vấn đề thủy lợi.
C. Chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp.
B. Trồng và bảo vệ vốn rừng.
D. Đẩy mạnh việc chế biến sản phẩm.
Câu 31: Nguyên nhân chính giúp chăn nuôi nước ta tăng nhanh tỉ trọng trong thời gian vừa qua là
A. giải quyết tốt vấn đề lương thực, nguồn thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo.
B. chủ trương của nhà nước đyược đẩy mạnh chăn nuôi để phục vụ xuất khẩu.
C. diện tích đất nông ngjiệp bị thu hẹp nên trồng trọt phát triển chậm.
D. chăn nuôi là ngành không đòi hỏi lớn về vốn, hiệu quả kinh tế lại cao.
Câu 32: Để tạo thế mở cửa cho các tỉnh duyên hải và cho vùng kinh tế của cả nước chúng ta phải
A. tăng cường đánh bắt xa bờ.
B. Xây dựng và cải tạo hệ thống cảng biển
C. Đẩy mạnh việc thăm dò và khai thác dầu khí.
D. Phát triển nhiều loại hình du lịch biển đảo.
Câu 33: Để tạo thế mở cửa hơn nữa, vùng Bắc Trung Bộ đang thực hiện:
A. Xây dựng đường hầm ô tô qua Hoành Sơn và Hải Vân
B. Xây dựng các cảng nước sâu Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây.
C. Xây dựng nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh.
D. Nâng cấp đưa vào hoạt động các sân bay Vinh, phú Bài.
Câu 34: Cho biểu đồ
Biểu đồ trên thể hiện nội dung:
A. Cơ cấu lao động nước ta phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990-2007.
B. Cơ cấu GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990-2007.
C. Tốc độ tăng trưởng lao động nước ta phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990-2007.
D. Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990-2007.
Câu 35: Cho biểu đồ
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu khối lượng luân chuyển hàng hoá phân theo các loại hình vận tải, năm 2000 và năm 2005
B. Sự chuyển dịch cơ cấu khối lượng luân chuyển hàng hoá phân theo các loại hình vận tải, năm 2000 và năm 2005
C. Tốc độ tăng trưởng khối lượng luân chuyển hàng hoá phân theo các loại hình vận tải, năm 2000 và năm 2005
D. Quy mô cơ cấu khối lượng luân chuyển hàng hoá phân theo các loại hình vận tải, năm 2000 và năm 2005
Câu 36: Dựa vào bảng số liệu sau
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta thời kì 2000 - 2005.
Sản phẩm |
2000 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
Thủy tinh (nghìn tấn) |
113 |
114 |
146 |
154 |
158 |
Giấy bìa (nghìn tấn) |
408 |
489 |
687 |
809 |
901 |
Quần áo (triệu cái) |
337 |
489 |
727 |
923 |
1011 |
Vải lụa (triệu m²) |
356 |
469 |
496 |
501 |
503 |
Nhận định nào sau đây chưa chính xác?
A. Thuỷ tinh và vải lụa là 2 ngành tăng chậm nhất, chỉ độ 1,4 lần.
B. Quần áo may sẵn là ngành phát triển nhanh nhất, gấp 3 lần.
C. Tất cả các sản phẩm đều tăng liên tục.
D. Giai đoạn 2003 - 2005 tăng nhanh hơn giai đoạn 2000 - 2002.
Câu 37: Cho bảng số liệu:
Dân số và sản lượng lương thực nước ta giai đoạn 2000 – 2014
Năm |
2000 |
2003 |
2006 |
2010 |
2014 |
Dân số (nghìn người) |
77.630,9 |
80.468,4 |
83.311,2 |
86.947,4 |
90728,9 |
Sản lượng lương lúa (triệu tấn) |
34,5 |
37,7 |
39,7 |
44,5 |
45,0 |
Để thể hiện dân số và sản lượng lương lúa nước ta trong thời kì 2000 đến 2014 cần vẽ: biểu đồ
A. tròn.
B. miền.
C. Cột.
D. kết hợp (cột và đường).
Câu 38: Cho bảng số liệu
Diện tích trồng lúa phân theo các vụ ở nước ta, qua các năm (Nghìn ha)
Năm |
Tổng số |
Chia ra các vụ lúa |
||
Lúa đông xuân |
Lúa hè thu |
Lúa mùa |
||
1995 |
6765,6 |
2421,3 |
1742,4 |
2601,9 |
2012 |
7753,2 |
3124,4 |
2659,8 |
1969,0 |
Bán kính đường tròn năm 1995 là 1,0 thì bán kính đường tròn năm 1995, 2012 ở nước ta lần lượt là:
A. 1,0 và 1,07
B. 1,0 và 1,08
C. 1,0 và 1,09
D. 1,0 và 1,75
Câu 39: Cho bảng số liệu
DÂN SỐ NƯỚC TA THỜI KÌ 1901 – 2015
Năm |
1921 |
1936 |
1956 |
1960 |
1979 |
1985 |
1999 |
2010 |
2015 |
DS (tr.ng) |
15,5 |
18,8 |
27,5 |
30,2 |
52,7 |
60,0 |
76,3 |
86,9 |
91,7 |
Nhận định nào sau đây là đúng nhất
A. Dân số nước ta tăng với tỉ lệ ngày càng lớn
B. Thời kì 1960 – 1985 có mức gia tăng trung bình hàng năm cao nhất
C. Với mức gia tăng nhue hiện nay , dân số sẽ tăng gấp đôi sau 50 năm.
D. Trong vòng trên 100 năm dân số nước ta đã tăng hơn 7 lần.
Câu 40: Cho bảng số liệu về nhiệt độ của một số nơi ở nước ta.
Địa phương |
Lạng Sơn |
Hà Nội |
Huế |
Đà Nẵng |
Quy Nhơn |
TP HCM |
t0TB năm |
2102 |
2305 |
2501 |
2507 |
2608 |
2701 |
t0TB tháng 1 |
1303 |
1604 |
1907 |
2103 |
230 |
2508 |
t0TB tháng 7 |
270 |
2809 |
2904 |
2901 |
2907 |
2701 |
Nhận định nào sau đây chưa chính xác?
A. Càng vào nam nhiệt độ trung bình càng tăng
B. Vào tháng 1, độ vĩ càng tăng thì nhiệt độ trung bình càng giảm.
C. Vào tháng 7, các nơi ở ven biển miền trung có nhiệt độ cao nhất.
D. Nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 ở các nơi thay đổi theo cùng quy luật.
----------------- Hết ------------------