TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các địa điểm Quang Hà (Bắc Giang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Huế thường có mưa lớn do:
- A. Độ ẩm không khí cao.
-
B. Nằm nơi địa hình chắn gió.
- C. Ảnh hưởng của biển.
- D. Đón gió mùa Đông Bắc lạnh
Câu 2: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện:
- A. Lượng bức xạ mặt trời lớn.
- B. Nhiệt độ cao, số giờ nắng nhiều.
- C. Lượng mưa và độ ẩm của không khí lớn.
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 3: Miền nào ở nước ta thời tiết thay đổi nhanh chóng trong ngày
- A. Miền đồng bằng
-
B. Miền núi cao
- C. Miền hải đảo
- D. Miền ven biển
Câu 4: Đặc điểm thời tiết vào mùa đông của miền khí hậu miền Bắc
- A. Nóng ẩm, mưa nhiều
- B. Nóng, khô, ít mưa
-
C. Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm
- D. Lạnh và khô
Câu 5: Tính chất nhiệt đới của khí hậu thể hiện:
-
A. Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 21oC.
- B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt.
- C. Một năm có hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau.
- D. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500-2000mm/năm, độ ẩm không khí trung bình trên 80%.
Câu 6: Gió mùa hạ hoạt động từ khoảng tháng mấy?
- A. Tháng 3 đến tháng 7
- B. Tháng 7 đến tháng 10
-
C. Tháng 5 đến tháng 10
- D. Tháng 7 đến tháng 10
Câu 7: Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi:
- A. Hoàng Liên Sơn
- B. Trường Sơn Bắc
-
C. Bạch Mã
- D. Trường Sơn Nam.
Câu 8: Mùa mưa của khu vực Đông Trường Sơn vào mùa nào:
-
A. Cuối thu đầu đông
- B. Mùa thu
- C. Cuối hạ đầu thu
- D. Mùa hạ
Câu 9: Đặc điểm các mùa ở Việt Nam là
- A. Mùa đông mưa ấm, mùa hạ khô nóng
-
B. Mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm
- C. Một năm chia thành bốn mùa rõ rệt
- D. Mùa đông lạnh ẩm, mùa hạ khô nóng
Câu 10: Gió Tây khô nóng hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta:
- A. Đông Bắc
- B. Tây Nguyên
- C. Nam Bộ
-
D. Duyên hải miền Trung
Câu 11: Nhân tố nào làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường?
- A. Địa hình
-
B. Vị trí địa lí
- C. Hoàn lưu gió mùa
- D. Tất cả đều đúng
Câu 12: Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta:
-
A. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ
- B. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ
- C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- D. Nam Bộ
Câu 13: Ở nước ta vào nửa đầu mùa đông gió mùa mùa đông thổi hướng đông bắc gây ra thời tiết:
- A. Khô nóng
- B. Lạnh ẩm.
- C. Nóng ẩm.
-
D. Lạnh khô.
Câu 14: Đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thường có độ cao khoảng:
-
A. 600-700m
- B. 900-1000m
- C. 2000-2600m
- D. Trên 2600m
Câu 15: Miền khí hậu nào có mùa mưa lệch về thu đông?
- A. Miền khí hậu phía Bắc (từ vĩ tuyến 18°B trở ra).
- B. Miền khí hậu phía Nam (Nam Bộ và Tây Nguyên).
-
C. Miền khí hậu Đông Trường Sơn (từ Hoành Sơn tới Mũi Dinh).
- D. Miền khí hậu biển Đông Việt Nam.
Câu 16: Đai nhiệt đới gió mùa ở miền Nam thường có độ cao khoảng:
- A. 600-700m
-
B. 900-1000m
- C. 2000-2600m
- D. Trên 2600m
Câu 17: Sự thất thường của nước ta thể hiện:
- A. Trong chế độ nhiệt.
- B. Trong chế độ mưa.
- C. Chủ yếu diễn ra ở miền Bắc và miền Trung
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 18: Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao khoảng:
- A. 600-700m
- B. 900-1000m
-
C. Trên 2600m
- D. 2000-2600m
Câu 19: Mưa lớn do bão và áp thấp nhiệt đới gây ra tập trung ở các vùng:
- A. Bắc Bộ.
- B. Trung Bộ.
- C. Nam Bộ.
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 20: Tính chất đa dạng của khí hậu nước ta thể hiện:
- A. Nhiệt độ trung bình năm cao, lượng mưa lớn
- B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau.
-
C. Khí hậu nước ta phân hóa mạnh mẽ theo không gian và theo thời gian.
- D. Có bão nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán xảy ra.