NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cho x=0
Kết quả của phép NOT x là:
- A. 0
-
B. 1
- C. 2
- D. 3
Câu 2: Trong các câu sau đây, câu nào SAI?
- A. Các nghề thiết kế và lập trình đều đòi hỏi người làm nghề cùng có chung một số đặc điểm ví dụ như: kiên trì, đam mê; tư duy logic, chính xác; tự học, sáng tạo; đọc hiểu tiếng Anh.
-
B. Hiện nay có nhiều phần mềm trò chơi rất phong phú, miễn phí ở trên mạng, nên không cần đào tạo thêm nhân lực để phát triển phần mềm trò chơi nữa.
- C. Lập trình ứng dụng web trở nên rất sôi động, một phần nhờ có sự bùng nổ ở thị trường phát triển ứng dụng trên thiết bị di động.
- D. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, chất lượng ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh trở thành yếu tố có giá trị cạnh tranh rất lớn.
Câu 3: Bài toán palindrome
Một số (một từ) gọi là palindrome nếu số đó đối xứng, tức là khi viết số đó từ phải sang trái cũng trùng với khi viết từ trái sang phải.
Ví dụ: 11, 101, 22, 212.... là palindrome.
Hãy tìm một số thập phân có hai chữ số là palindrome mà khi chuyển thành số nhị phân cũng là palindrome.
- A. 11
-
B. 33
- C. 44
- D. 77
Câu 4: Công đoạn “kiểm thử phần mềm” là:
- A. Phân tích nhu cầu của cộng đồng cần phục vụ, xác định vai trò của phần mềm, xác định thông tin đầu vào, đầu ra của hệ thống phần mềm cần xây dựng.
- B. Chuyển những mô tả ở bản thiết kế thành các lệnh thực hiện được trên máy tính để máy tính “hiểu” và “thực hiện” đúng theo thiết kế.
- C. Chuyển các yêu cầu về phần mềm thành bản thiết kế phần mềm.
-
D. Thực hiện các bước thử nghiệm sản phẩm xem có khiếm khuyết gì không để khắc phục kịp thời trước khi phần mềm đến tay người sử dụng
Câu 5: Cho x=100, y=10
Kết quả của phép x * y là:
- A. 0001
-
B. 1000
- C. 1001
- D. 1100
Câu 6: Người theo nghành thiết kế và lập trình có những đặc điểm:
- A. Kiên trì, đam mê.
- B. Tư duy logic và chính xác.
- C. Khả năng tự học, sáng tạo, khả năng đọc hiểu tiếng anh.
-
D. Tất cả những đặc điểm trên.
Câu 7: Chuyển giá trị thập phân thành số nhị phân: 30
-
A. 11110
- B. 100101
- C. 110001
- D. 110010
Câu 8: Bước xác định bài toán là:
- A. Lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để điễn đạt đúng thuật toán.
-
B. Xác định những giá trị đã cho và mối quan hệ giữa chúng.
- C. Tìm thuật toán dựa trên bước xác định bài toán, dựa trên mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho với những giá trị cần tìm, đồng thời xác định cách tổ chức dữ liệu có thể sử dụng tương ứng với thuật toán đó.
- D. Dùng các bộ dữ liệu khác nhau để kiểm thử và hiệu chỉnh chương trình.
Câu 9: Trong bảng mã ASCII 1 kí tự được mã hóa bằng bao nhiêu bit?
-
A. 7 bit
- B. 8 bit
- C. 16 bit
- D. 32 bit
Câu 10: Bước kiểm thử, chạy và hiệu chỉnh chương trình là:
- A. Lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để điễn đạt đúng thuật toán.
- B. Xác định những giá trị đã cho và mối quan hệ giữa chúng.
- C. Tìm thuật toán dựa trên bước xác định bài toán, dựa trên mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho với những giá trị cần tìm, đồng thời xác định cách tổ chức dữ liệu có thể sử dụng tương ứng với thuật toán đó.
-
D. Dùng các bộ dữ liệu khác nhau để kiểm thử và hiệu chỉnh chương trình.
Câu 11: Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về bảng mã UNICODE?
- A. Không gian mã Unicode được chia thành các khối, cứ hai khối mã sẽ được dành riêng cho cho một ngôn ngữ cụ thể.
-
B. Bảng mã được thiết kế với mục đích thống nhất mã kí tự để máy tính có thể “viết chữ” của rất nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.
- C. Là bảng mã mã hóa được 250 kí tự.
- D. Là bảng mã không hỗ trợ Tiếng Việt.
Câu 12: Bước quan trọng nhất để giải một bài toán trên máy tính là:
- A. Tìm thuật toán giải bài toán và cách tổ chức dữ liệu thiết kế thuật toán.
- B. Viết chương trình.
-
C. Xác định bài toán.
- D. Kiểm thử chương trình.
Câu 13: Trong bảng mã ASCII biểu diễn của kí tự “A” ở hệ nhị phân là:
-
A. 100 0001
- B. 100 0000
- C. 000 0001
- D. 000 0000
Câu 14: T Khẳng định nào sau đây là sai?
- A. Lỗi ngữ nghĩa là lỗi khó phát hiện nhất.
- B. Ngôn ngữ lập trình Python cung cấp công cụ Debug để gỡ lỗi .
- C. Lỗi ngoại lệ là lỗi xảy ra khi chương trình đang chạy, một lệnh nào đó không thể thực hiện. Lỗi này sẽ được hiển thị ngay trên màn hình.
-
D. Truy vết để tìm lỗi là một quá trình vô cùng đơn giản, không tốn thời gian.
Câu 15: Trong các câu sau đây, câu nào SAI?
- A. Bảng mã Unicode chứa bảng mã ASCII.
- B. Bảng mã Unicode chứa tất cả các chữ cái tiếng Việt.
-
C. Bảng mã Unicode gồm các kí tự có mã nhị phân dài 16 bit.
- D. Bảng mã Unicode gồm các kí tự của tất cả ngôn ngữ.
Câu 16: Lỗi nào khó phát hiện nhất?
- A. Lỗi cú pháp.
-
B. Lỗi ngữ nghĩa.
- C. Lỗi ngoại lệ.
- D. Cả ba lỗi trên.
Câu 17: Độ phân giải điểm ảnh thể hiện bằng:
- A. Chiều ngang của ảnh.
- B. Chiều cao của ảnh.
-
C. Cặp hai số điểm ảnh theo chiều ngang và chiều dọc.
- D. Tích chiều ngang và chiều cao của ảnh.
Câu 18: Mục đích của kiểm thử chương trình là gì?
- A. Để tự động sửa lỗi chương trình.
- B. Để tìm ra lỗi của chương trình.
- C. Để tìm ra lỗi và tự động sửa lỗi chương trình.
-
D. Để tìm ra lỗi và phòng ngừa, ngăn chặn các lỗi phát sinh trong tương lai.
Câu 19: Dữ liệu âm thanh số là:
-
A. Biểu diễn số hiệu khoảng thành số nhị phân, xếp các dãy bit liên tục theo thời gian.
- B. Quá trình chuyển đổi giá trị mẫu liên tục thành các giá trị rời rạc.
- C. Số mẫu lấy được trong một giây.
- D. Biên độ sóng âm.
Câu 20: Để xem giá trị các biến sau khi thực hiện một câu lệnh ta dùng:
- A. Lệnh intput().
- B. Các phép tính toán.
-
C. Công cụ Debug.
- D. Thư viện PDB.
Câu 21: Hệ màu RGB dùng mấy byte để biểu diễn màu?
- A. 1 byte
-
B. 3 byte
- C. 8 byte
- D. 16 byte
Câu 22: Lệnh a.sort() thực hiện:
- A. Xóa danh sách a.
-
B. Sắp xếp danh sách a theo thứ tự không giảm.
- C. Sắp xếp danh sách a theo thứ tự không tăng.
- D. Gọi đến phần tử đầu tiên trong danh sách a.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây SAI về văn bản được tạo trong phần mềm thiết kế đồ hoạ?
- A. Văn bản được tạo bằng một công cụ riêng, trong GIMP công cụ tạo văn bản là Text.
- B. Văn bản có thể được định dạng với các thuộc tính cơ bản giống như định dạng văn bản trong các phần mềm soạn thảo văn bản.
-
C. Văn bản không được xem như một đối tượng đồ hoạ mặc dù nó được tạo ra trên một lớp ảnh độc lập.
- D. Văn bản có thể được di chuyển bằng công cụ di chuyển Move.
Câu 24: Để thêm phần tử vào cuối danh sách ta dùng hàm:
-
A. append()
- B. pop()
- C. clear()
- D. remove()
Câu 25: Để tạo tệp ảnh mới ta chọn:
- A. File/ Save
-
B. File/ New
- C. File/ Open
- D. File/ Exit
Câu 26: Để khởi tạo danh sách a là một danh sách rỗng ta viết:
- A. a=’’
-
B. a=[]
- C. a=[0]
- D. a=””
Câu 27: Sau khi chỉnh sửa ảnh, ta lưu ảnh bằng File/Save thì ảnh có đuôi mặc định là:
- A. JPG
-
B. cxf
- C. doc
- D. txt
Câu 28: Để xóa phần tử thứ 2 trong danh sách a ta dùng lệnh:
- A. del(2)
-
B. del a[2]
- C. del a
- D. remove(2)
Câu 29: Kĩ thuật thiết kế “cắt xén chi tiết thừa” gồm các bước:
-
A. Bước 1: Xác định vòng chọn để khoanh vùng chỗ cần cắt xén. => Bước 2: Chọn lớp chứa hình ảnh và xóa vùng chọn. => Bước 3: Bỏ vùng chọn.
- B. Bước 1: Xác định vòng chọn để khoanh vùng chỗ cần cắt xén. => Bước 2: Chọn lớp chứa hình ảnh và xóa vùng chọn.
- C. Bước 1: Chọn lớp chứa hình ảnh và xóa vùng chọn. => Bước 1: Bỏ vùng chọn.
- D. Bước 1: Bỏ vùng chọn. => Bước 2: Xác định vòng chọn để khoanh vùng chỗ cần cắt xén. => Bước 3: Chọn lớp chứa hình ảnh và xóa vùng chọn.
Câu 30: Hàm y.cout(x) cho biết:
- A. Vị trí xuất hiện đầu tiên của x trong y.
- B. Vị trí xuất hiện cuối cùng của x trong y.
- C. Cho biết số kí tự của xâu x+y
-
D. Đếm số lần xuất hiện không giao nhau của x trong y.
Câu 31: Để co hoặc giãn vùng chọn, ta dùng lệnh:
-
A. Exit\Shrink hoặc Grow
- B. Select\Invert
- C. Select\None
- D. Delete
Câu 32: Cú pháp y[m:] có nghĩa là
- A. Xâu con gồm m kí tự cuối cùng của xâu y.
- B. Xâu con gồm m kí tự bất kì của xâu y.
- C. Xâu con được nhận bằng cách bỏ m kí tự cuối cùng của xâu y.
-
D. Xâu con được nhận bằng cách bỏ m kí tự đầu tiên của xâu y.
Câu 33: Để chuyển đổi giữa đường dẫn và vùng chọn ta chọn lệnh:
- A. Select\To Path
- B. Select\Invert
- C. Select\None
-
D. Select\From Path
Câu 34: Xâu kí tự được đặt trong cặp dấu:
-
A. Nháy đơn ('') hoặc nháy kép ("")
- B. Ngoặc đơn ()
- C. Ngoặc vuông []
- D. Ngoặc nhọn {}
Câu 35: Dạng tệp nào khác biệt với các tệp tin còn lại?
- A. png.
- B. jpg
-
C. svg.
- D. bmp.
Câu 36: Cho các câu sau, số câu đúng là:
1) Sử dụng chương trình con sẽ làm chương trình dễ hiểu, dễ tìm lỗi hơn.
2) Hàm chỉ được gọi một lần duy nhất ở chương trình chính.
3) Hàm luôn trả một giá trị qua tên của hàm.
4) Python chỉ cho phép chương trình gọi một hàm xây dựng sẵn trong các thư viện của Python.
5) Khai báo hàm trong Python luôn có danh sách tham số.
-
A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 37: Để chọn đối tượng cần tách ra khỏi nền ảnh cần dùng lệnh hoặc công cụ nào?
-
A. Free Select
- B. Select\ Invert, Select\ None
- C. Eraser
- D. Add Alpha Channel
Câu 38: Mệnh đề nào dưới đây mô tả đúng về hàm tự định nghĩa không trả lại giá trị?
- A. Trong mô tả hàm không có từ khoá return.
- B. Trong mô tả hàm chỉ có một từ khoá return.
- C. Trong mô tả hàm phải có tối thiểu hai từ khoá return.
-
D. Trong mô tả hàm hoặc không có return hoặc có return nhưng không có giá trị sau từ khoá return
Câu 39: Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. Độ trong suốt của ảnh tỉ lệ thuận với mức độ nhìn rõ ảnh.
-
B. Độ trong suốt của ảnh tỉ lệ nghịch với mức độ nhìn rõ ảnh.
- C. Độ trong suốt của ảnh không liên quan tới mức độ nhìn rõ ảnh.
- D. Độ trong suốt của điểm ảnh không thể hiện mức độ rõ nét của nó.
Câu 40: Khi sử dụng hàm sqrt() ta cần khai báo thư viện:
-
A. math
- B. ramdom
- C. zlib
- D. datetime