NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong Python, một hàm có thể trả về một giá trị qua tên của nó nếu như có lệnh
- A. return (giá trị)
-
B. return <giá trị>
- C. return (‘giá trị’)
- D. return <giá trị>:
Câu 2: Công cụ phổ biến nhất dùng để tách ảnh là:
- A. Eraser
-
B. Free Select
- C. Move Tool
- D. Crop
Câu 3: Một hàm có thể được thực hiện với những giá trị do chương trình truyền vào qua
- A. Điều kiện hàm.
-
B. Lời gọi hàm.
- C. Dữ liệu đầu vào.
- D. File dữ liệu.
Câu 4: Tình huống nào sau đây không cần phải xác định vùng chọn đối tượng từ kênh alpha của lớp ảnh?
- A. Chọn lại đối tượng một cách đầy đủ và chính xác.
- B. Chọn lại đối tượng bị che bởi lớp ảnh phía trên nó.
-
C. Thay thế các công cụ chọn để chọn lại đối tượng.
- D. Chọn lại đối tượng mà nó được ghép với đối tượng của lớp khác
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chương trình con?
- A. Giúp việc lập trình trở lên dễ dàng hơn.
- B. Tránh được việc phải viết đi viết lại cùng một dãy lệnh.
- C. Chương trình dễ hiểu, dễ đọc.
-
D. Khó phát hiện lỗi.
Câu 6: Để tạo vùng chọn ta sử dụng công cụ:
- A. Move Tool
-
B. Rectangle Select hoặc Ellip Select.
- C. Crop
- D. Text Tool
Câu 7: Kết quả đoạn chương trình sau là gì?
S = "0123456789"
T = " "
for i in range(0, len(s), 2):
T = T + S[i]
print(T)
- A. ""
-
B. "02468"
- C. "13579"
- D."0123456789"
Câu 8: Chọn đáp án SAI:
Mỗi công cụ của phần mềm thiết kế đồ hoạ thường đi kèm những thành phần nào sau đây?
-
A. Bảng công cụ.
- B. Bảng tùy chọn.
- C. Bảng tuỳ chọn mở rộng.
- D. Hệ thống bảng chọn.
Câu 9: Cho đoạn chương trình sau:
s=’abcde’
print(s[:4])
Trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện xâu:
- A. ‘abc’
- B. ‘bcde’
-
C. ‘abcd’
- D. ‘cde’
Câu 10: Để tạo lớp mới ta chọn:
-
A. New Layer
- B. File/New
- C. File/ Open
- D. File/ Exit
Câu 11: Cho xâu st=’abc’. S[0]=?
-
A. ‘a’
- B. ‘b’
- C. ‘c’
- D. 0
Câu 12: Để xuất ảnh sang định dạng JPG ta chọn:
-
A. File\Export As
- B. File\New
- C. File\ Open
- D. File\ Exit
Câu 13: Cho đoạn chương trình sau:
S1=’abcd’
S2=’a’
print(S1.cout(S2))
Trên màn hình sẽ xuất hiện giá trị là:
-
A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 14: Chọn khẳng định sai?
- A. Độ sâu màu là độ dài dãy bit để rời rạc hóa màu.
- B. Độ phân giải điểm ảnh thể hiện bằng cặp hai số đếm điểm ảnh theo chiều ngang và theo chiều cao.
- C. Số mẫu lấy được trong một giây gọi là tốc độ lấy mẫu.
-
D. Hệ màu RGB dành 8 byte để thể hiện cường độ của mỗi màu trong tổ hợp.
Câu 15: Chọn phát biểu đúng khi nói về dữ liệu kiểu mảng(List) trong python.
- A. Dữ liệu kiểu mảng là tập hợp các phần tử không có thứ tự và mọi phần tử có cùng một kiểu dữ liệu.
-
B. Dữ liệu kiểu mảng là tập hợp các phần tử có thứ tự và mỗi một phần tử trong mảng có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau.
- C. Dữ liệu kiểu mảng là tập hợp các phần tử có thứ tự và mọi phần tử phải có cùng một kiểu dữ liệu.
- D. Tất cả ý trên đều sai.
Câu 16: Máy tính có thể tiếp nhận dữ liệu âm thanh, hình ảnh không?
-
A. Có.
- B. Không.
- C. Chỉ nhận biết dữ liệu âm thanh
- D. Không có dữ liệu âm thanh, hình ảnh.
Câu 17: Cho đoạn chương trình:
a=[1,2,3]
a.pop(2)
print(a)
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên thì danh sách a có các phần tử:
-
A. a=[1,2]
- B. a=[2,3]
- C. a=[1,3]
- D. a=[2]
Câu 18: Tốc độ lấy mẫu để số hoá âm thanh càng cao thì:
- A. Âm thanh càng to.
- B. Âm thanh càng bé.
-
C. Âm thanh càng trung thực.
- D. Âm thanh càng vang xa.
Câu 19: Để biết kích thước của danh sách ta dùng hàm:
- A. type()
-
B. len()
- C. sort()
- D. pop()
Câu 20: Lượng tử hóa là:
- A. Biểu diễn số hiệu khoảng thành số nhị phân, xếp các dãy bit liên tục theo thời gian.
-
B. Quá trình chuyển đổi giá trị mẫu liên tục thành các giá trị rời rạc.
- C. Số mẫu lấy được trong một giây.
- D. Biên độ sóng âm.
Câu 21: Đâu là mô tả đúng về lỗi cú pháp?
-
A. lỗi câu lệnh viết không theo đúng quy định của ngôn ngữ lập trình.
- B. lỗi xảy ra khi chương trình đang chạy, một lệnh nào đó không thể thực hiện được. Lỗi này sẽ được thông báo ngay trên màn hình.
- C. lỗi mặc dù các câu lệnh viết đúng quy định của ngôn ngữ nhưng sai trong thao tác xử lí nào đó.
- D. Đáp án khác.
Câu 22: Xét bảng mã Unicode, em hãy chọn câu SAI trong các câu sau đây:
- A. Mã kí tự là mã định danh duy nhất của kí tự, phân biệt nó với mọi kí tự khác trong bảng mã.
-
B. Mã nhị phân là chuyển mã kí tự tương ứng thành số nhị phân.
- C. Có nhiều cách chuyển mã Unicode thành mã nhị phân.
- D. Mã nhị phân của kí tự là số hoá của kí tự.
Câu 23: Thư viện PDB là thư viện dùng để:
- A. Cung cấp các thủ tục vào ra của chương trình.
- B. Cung cấp hàng loạt các hàm dùng cho việc giao tiếp với hệ điều hành
- C. Hỗ trợ trực tiếp các định dạng nén và lưu trữ dữ liệu.
-
D. Cung cấp các dịch vụ gỡ lỗi.
Câu 24: Công cụ Debug dùng để:
- A. Chạy chương trình.
- B. Lưu chương trình.
- C. Mở chương trình.
-
D. Gỡ lỗi.
Câu 25: Nếu chương trình chạy bị lỗi với thông báo lỗi là ZeroDivisionError thì đó là lỗi gì và em cần sửa lỗi như thế nào? Chọn phương án đúng nhất.
- A. Đây là lỗi không thể sửa được.
- B. Đây là lỗi chia cho 0, em cần xoá lệnh này khỏi chương trình.
- C. Đây là lỗi chia cho 0, em cần thay thế phép toán khác để không xảy ra lỗi này nữa.
-
D. Đây là lỗi chia cho 0, em cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại xuất hiện 0 khi chia, có thể bổ sung lệnh kiểm tra trước khi thực hiện phép chia.
Câu 26: Con đường đi từ các kí tự cho đến mã nhị phân của nó gồm những bước nào?
- A. Bước 1: Cho tương ứng mỗi kí tự với một mã kí tự Unicode duy nhất.
- B. Bước 2: Cho tương ứng mỗi mã kí tự Unicode với một dãy bit duy nhất.
-
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 27: Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cố mở một file không tồn tại?
- A. Python tự động tạo một file mới dưới tên bạn đang gọi ra.
- B. Không có gì xảy ra vì file không tồn tại.
-
C. Gây ra một lỗi ngoại lệ.
- D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 28: Bộ mã ASCII mở rộng có thể biểu diễn bao nhiêu kí tự khác nhau:
- A. 255
-
B. 256
- C. 266
- D. 258
Câu 29: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
- A. Có thể phân biệt lỗi chương trình Python làm ba loại.
- B. Khi có lỗi sai cú pháp, chương trình lập tức dừng và thông báo lỗi.
- C. Lỗi ngoại lệ là lỗi không thể thực hiện một lệnh trong chương trình.
-
D. Cách xử lí các loại lỗi giống nhau.
Câu 30: Vai trò của hệ nhị phân là:
-
A. Nhờ có hệ nhị phân mà máy tính có thể tính toán, xử lí thông tin định lượng.
- B. Để con người dễ đọc thông tin trong máy tính.
- C. Nhờ có hệ nhị phân máy tính mới kết nối được với internet.
- D. Để bảo mật thông tin.
Câu 31: Thứ tự đúng của các bước trong quá trình giải toán bằng lập trình trên máy tính là?
- A. Viết chương trình -> Xác định bài toán -> Tìm thuật toán của bài toán và cách tổ chức dữ liệu -> Kiểm thử, chạy và hiệu chỉnh chương trình
- B. Xác định bài toán -> Viết chương trình -> Tìm thuật toán của bài toán và cách tổ chức dữ liệu -> Kiểm thử, chạy và hiệu chỉnh chương trình
-
C. Xác định bài toán -> Tìm thuật toán của bài toán và cách tổ chức dữ liệu -> Viết chương trình -> Kiểm thử, chạy và hiệu chỉnh chương trình
- D. Viết chương trình -> Kiểm thử, chạy và hiệu chỉnh chương trình -> Tìm thuật toán của bài toán và cách tổ chức dữ liệu -> Xác định bài toán
Câu 32: Hệ đếm nhị phân dùng trong máy tính gồm 2 chữ số nào?
-
A. 0 và 1
- B. 0 và 2
- C. 1 và 2
- D. 1 và 2
Câu 33: Chương trình sau thông báo lỗi gì?
for i in range(10) print(i)
- A. Type Error.
- B. NameError.
-
C. SyntaxError.
- D. ValueError.
Câu 34: Viết giá trị thập phân của số nhị phân sau: 11010
- A. 21
-
B. 26
- C. 35
- D. 56
Câu 35: Mục đích của việc kiểm thử chương trình là:
- A. Xác định lại bài toán.
-
B. Phát hiện và sửa lỗi.
- C. Mô tả chi tiết bài toán.
- D. Để tạo ra một chương trình mới.
Câu 36: Hệ đếm thập phân là hệ đếm dùng các chữ số:
- A. 0 và 1
-
B. 0 đến 9
- C. A đến F
- D. 0 đến 9, A, B, C, D, E, F
Câu 37: Trong các câu sau đây, những câu nào đúng?
- A. Khi phát triển phần mềm thì mỗi người làm nghề đều phải thực hiện tất cả các công đoạn chính là: phân tích hệ thông, thiết kế phần mềm, lập trình và kiểm thử.
- B. Khi phát triển phần mềm mỗi người chỉ thực hiện được nhiều nhất không quá hai công đoạn nêu ở câu A.
-
C. Nhu cầu phát triển phần mềm ngày một gia tăng là do mỗi doanh nghiệp đều muốn áp dụng công nghệ số để phục vụ quản lí, sản xuất, kinh doanh.
- D. Các nhà phát triển phần mềm chỉ có duy nhất một công việc là phát triển các phần mềm thương mại mới.
Câu 38: Công đoạn thiết kế phần mềm là:
- A. Phân tích nhu cầu của cộng đồng cần phục vụ, xác định vai trò của phần mềm, xác định thông tin đầu vào, đầu ra của hệ thống phần mềm cần xây dựng.
- B. Chuyển những mô tả ở bản thiết kế thành các lệnh thực hiện được trên máy tính để máy tính “hiểu” và “thực hiện” đúng theo thiết kế.
- C. Chuyển các yêu cầu về phần mềm thành bản thiết kế phần mềm.
-
D. Thực hiện các bước thử nghiệm sản phẩm xem có khiếm khuyết gì không để khắc phục kịp thời trước khi phần mềm đến tay người sử dụng.
Câu 39: Theo em nghề thiết kế và lập trình trò chơi là:
-
A. Lập trình các trò chơi hay còn gọi là lập trình games.
- B. Thiết kế những phần mềm quản lí cho doanh nghiệp.
- C. Lập trình những ứng dụng giáo dục trực tuyến.
- D. Giáo viên dạy Tin Học.
Câu 40: Công đoạn “lập trình” là:
- A. Phân tích nhu cầu của cộng đồng cần phục vụ, xác định vai trò của phần mềm, xác định thông tin đầu vào, đầu ra của hệ thống phần mềm cần xây dựng.
-
B. Chuyển những mô tả ở bản thiết kế thành các lệnh thực hiện được trên máy tính để máy tính “hiểu” và “thực hiện” đúng theo thiết kế.
- C. Chuyển các yêu cầu về phần mềm thành bản thiết kế phần mềm.
- D. Thực hiện các bước thử nghiệm sản phẩm xem có khiếm khuyết gì không để khắc phục kịp thời trước khi phần mềm đến tay người sử dụng.