Trắc nghiệm Tin học 10 cánh diều kì I (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 10 cánh diều kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì?

  • A. Cho mượn ngay không cần điều kiện gì.
  • B. Cho mượn nhưng yêu cầy bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng.
  • C. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì.
  • D. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn.

Câu 2: Tại sao không nên sao chép một trò chơi trên đĩa CD Rom mà bạn không có giấy đăng ký bản quyền.

  • A. Bởi vì đó là quá trình phức tạp.
  • B. Bởi vì đó là vi phạm bản quyền.
  • C. Bởi vì những tệp tin trên đĩa CD gốc sẽ bị hỏng.
  • D. Bởi vì máy tính có thể bị hư hại.

Câu 3: Nếu một vài thông tin cá nhân của em như họ tên, địa chỉ email và địa chỉ nhà rơi vào tay kẻ xấu thì em và gia đình có thể gặp phải những nguy cơ gì

  • A. Mạo danh công an, ngân hàng để đe doạ em.
  • B. Những email lừa đảo, email rác trong hòm thư.
  • C. Bị mạo danh để đe doạ tống tiền, lừa gạt người thân, bạn bè.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Đối với hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định sẽ bị phạt bao nhiêu tiền theo điều 11 của nghị định 131/2013/NĐ-CP?

  • A. 1 000 000 đồng đến 2 000 000 đồng.
  • B. 5 000 000 đồng đến 10 000 000 đồng.
  • C. 2 000 000 đồng đến 3 000 000 đồng.
  • D. 3 000 000 đồng đến 4 000 000 đồng.

Câu 5: Đâu không phải một chiêu trò lừa đảo qua mạng

  • A. Những tin nhắn tự động từ các page, ngay cả khi không có nhu cầu tìm hiểu sản phẩm.
  • B. Những bài tuyển dụng việc nhẹ lương cao, phải cọc tiền, phải đăng kí mở thẻ ngân hàng,…
  • C. Những cuộc gọi từ các cơ quan hành pháp để đe dọa, nói nạn nhân liên quan đến các vụ án, đề nghị cung cấp thông tin phục vụ công tác điều tra, gợi ý nộp tiền để “chạy tội”.
  • D. Những tin nhắn vay tiền từ bạn bè, số tiền được yêu cầu gửi qua một số tài khoản lạ.  

Câu 6: Trường hợp nào không thích hợp để sử dụng mạng LAN?

  • A. Tòa nhà
  • B. Cơ quan
  • C. Nhà riêng
  • D. Quận/huyện

Câu 7:  Dãy kí tự muốn in ra màn hình bằng câu lệnh print( ) cần đặt trong cặp dấu gì?

  • A. nháy đơn
  • B. nháy kép
  • C. Cả A, B đều đúng.
  • D. Cả A, B đều sai.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây về Nhà thông minh là SAI?

  • A. Thông qua hệ thống cảm biến, Nhà thông minh tự động theo dõi và điều chỉnh các điều kiện sinh hoạt trong phòng như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, âm thanh sao cho phù hợp.
  • B. Chủ nhân có thể điều khiển các thiết bị gia dụng thông minh thông qua lời nói, cử chỉ.
  • C. Nhà thông minh là một hệ thống IoT gồm nhiều thiết bị kết nối với nhau qua mạng.
  • D. Tất cả những thiết bị Nhà thông minh được sản xuất và cung cấp ở Việt Nam hiện nay đều được gắn cảm biến, có khả năng tự hoạt động và kết nối qua mạng với những thiết bị khác.

Câu 9: Trong các câu sau, những câu nào đúng?

  • A. Chỉ ngôn ngữ lập trình mới mô tả được thuật toán.
  • B. Chỉ ngôn ngữ lập trình mới tạo ra được chương trình điều khiển máy tính.
  • C. Chỉ dùng ngôn ngữ lập trình bậc cao mới tạo ra được chương trình cho máy tính thực hiện.
  • D. Chỉ ngôn ngữ Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao.

Câu 10: Mạng LAN là mạng kết nối dùng trong phạm vi:

  • A. Lớn
  • B. Vừa
  • C. Nhỏ
  • D. Trên toàn thế giới

Câu 11: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Hiện nay, Python là một trong số các ngôn ngữ lập trình (1)……….. phổ biến rộng rãi (2)………..”

  • A. (1) thứ cấp; (2) để giải quyết các bài toán đơn giản.  
  • B. (1) bậc cao; (2) trên thế giới.  
  • C. (1) bậc cao; (2) để giải quyết các bài toán phức tạp. 
  • D. (1) thứ cấp; (2) để lập trình web.

Câu 12:  Nếu sử dụng Internet một cách bất cẩn, máy tính có thể bị lây nhiễm loại phần mềm Spyware. Vậy Spyware là gì?

  • A. Phần mềm độc hại, gây hại cho thiết bị, dịch vụ hoặc hệ thống mạng.
  • B. Phần mềm gián điệp, một loại virus máy tính được thiết kế để bí mật tìm kiếm, theo dõi thao tác bàn phím của người dùng nhằm đánh cắp các thông tin như tên, địa chỉ email, mật khẩu.
  • C. Sâu máy tính, một loại phần mềm độc hại thực hiện các hành vi như xoá tệp, đánh cắp dữ liệu, lây lan sang các máy tính khác qua mạng.
  • D. Một loại phần mềm độc hại thường tự động hiển thị cửa sổ quảng cáo ngoài ý muốn gây phiên nhiều cho người dùng.

Câu 13: Cho đoạn chương trình sau:

y=10

print(y)

Giá trị của biến y trên màn hình là:

  • A. y                                          
  • B. 0
  • C. 1                                          
  • D. 10

Câu 14: Đâu không phải là lợi ích của việc sử dụng mạng máy tính?

  • A. Giảm chi phí khi dùng chung phần cứng.
  • B. Giảm chi phí khi dùng chung phần mềm.
  • C. Người sử dụng có quyền kiểm soát độc quyền đối với dữ liệu và ứng dụng của riêng họ.
  • D. Cho phép chia sẻ dữ liệu, tăng hiệu quả sử dụng.

Câu 15: Trong Python, các biến đều phải đặt tên theo quy tắc nào?

  • A. Không trùng từ khóa của Python.                      
  • B. Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu “_”.
  • C. Chỉ chứa chữ cái, chữ số và dấu “_”.                                     
  • D. Cả A, B và C.

Câu 16: Chọn phương án sai. Khi sử dụng internet, có thể:

  • A. Tin tưởng mọi nguồn thông tin trên mạng.
  • B. Bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh.
  • C. Máy tính bị nhiễm virus hay mã độc.
  • D. Bị lừa đảo hoặc lợi dụng.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về biến?

  • A. Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
  • B. Biến là đại lượng bất kì.
  • C. Biến là đại lượng không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
  • D. Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

Câu 18: Mặt trái của tin học máy tính là:

  • A. Xem các trang web đồi trụy, phản động, lừa đảo (khiến người dùng có những hành động, suy nghĩ đồi trụy, phản động, lối sống buông thả gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới xã hội,…)
  • B. Nghiện game (các game mang tính bạo lực làm suy giảm nhân cách người chơi,..)
  • C. Dùng máy vi tính nhiều giờ ảnh hưởng đến sức khỏe (bệnh về mắt, cơ xương)
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 19:  Câu lệnh type() của Python cho ta biết

  • A. Độ dài của biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn. 
  • B. Số ô nhớ của biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn. 
  • C. Kiểu dữ liệu của biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn.  
  • D. Tập hợp số biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn

Câu 20: E-Govermment là:

  • A. Chính phủ điện tử
  • B. Doanh nghiệp số.
  • C. Ngân hàng số.
  • D. Y tế số

Câu 21: Câu lệnh dán giá trị cho một biến vào từ bàn phím có dạng

  • A. Biến = input(dòng thông báo)
  • B. Biến = input[dòng thông báo]
  • C. Biến = input{dòng thông báo}
  • D. Biến = input<dòng thông báo>

Câu 22: Những hành vi nào thiếu văn hóa của học sinh khi thực hành tin học:

  • A. Chưa được phép của giáo viên khi thực hành
  • B. Cả A và C
  • C. Chơi game trong giờ thực hành
  • D. Câu A đúng, C sai

Câu 23: Để nhập từ bàn phím biến a kiểu nguyên ta viết:

  • A. a=input(‘n=’)
  • B. a=float(input(‘n=’))
  • C. a=int(input(‘n=’))
  • D. a=int()

Câu 24: Người dùng có thể tiếp cận và chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng, tiện lợi, không phụ thuộc vào vị trí địa lý khi người dùng kết nối vào đâu

  • A. Laptop
  • B. Máy tính
  • C. Mạng máy tính
  • D. Internet

Câu 25: Chọn phát biểu sai?

  • A. Trong các ngôn ngữ lập trình bậc cao có kiểu dữ liệu số nguyên và kiểu dữ liệu số thực.
  • B. Câu lệnh đưa giá trị các biểu thức ra màn hình là: print(danh sách biểu thức)
  • C. Ở cửa sổ Shell, nếu viết dòng lệnh chỉ chứa tên biến hoặc biểu thức số học thì kết quả tương ứng sẽ được đưa ra màn hình.
  • D. Ở cửa sổ Code để viết đưa thông tin ra và lưu lại trên màn hình thì không cần lệnh print ( )

Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Máy tính là sản phẩm trí tuệ duy nhất của con người.
  • B. Học tin học là học sử dụng máy tính.
  • C. Máy tính có thể thay thế hoàn toàn cho con người trong việc xử lý thông tin.
  • D. Con người phát triển toàn diện của xã hội hiện đại là con người phải có hiểu biết về tin học.

Câu 27: Đâu là phép tính logic

  • A. or
  • B. and
  • C. not
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 28: Thiết bị nào dưới đây là thiết bị thông minh:

  • A. Cân.
  • B. Ổ cắm.
  • C. Đồng hồ kết nối với điện thoại qua Bluetooth.
  • D. Khóa đa năng.

Câu 29: Chọn phát biểu đúng?

Cho biểu thức: x or y

  • A. Cho kết quả là False khi và chỉ khi x và y đều nhận giá trị False.
  • B. Cho kết quả là True khi x và y đều nhận giá trị True.
  • C. Đảo giá trị của x và y cho nhau
  • D. Cho kết quả là False khi và chỉ khi x hoặc y nhận giá trị False.

Câu 30:  Mạng xã hội facebook xuất hiện năm:

  • A. 2010                          
  • B. 2004
  • C. 1997                          
  • D. 2005

Câu 31:  Câu lệnh if trong chương trình Python có dạng:

1. if <điều kiện>

       <câu lệnh hay nhóm câu lệnh>

2. if <điều kiện>:

       <câu lệnh hay nhóm câu lệnh>

3. <điều kiện>:

     <câu lệnh hay nhóm câu lệnh>

4. if <điều kiện>:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 32: 1B = ? Bit

  • A. 8                                
  • B. 1024
  • C. 1                                
  • D. 102410

Câu 33: Khi có một (hay nhiều) thao tác cần được thực hiện lặp lại một số lần liên tiếp trong quá trình thực hiện thuật toán thì cần dùng

  • A. Cấu trúc vòng
  • B. Cấu trúc so sánh
  • C. Cấu trúc lặp
  • D. Cấu trúc rẽ nhánh

Câu 34: Đơn vị đo tốc độ tính toán của máy tính là gì?

  • A. Byte
  • B. flops
  • C. Hz
  • D. cm/s

Câu 35: TCho đoạn chương trình sau:

i=0

while i<=5:

          s=s+i

i=i+1

Trong đoạn chương trình trên vòng lặp được thực hiện bao nhiêu lần?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 5
  • D. 6

Câu 36:  Trình tự các bước thu nhận và xử lí thông tin của bộ não con người:

  • A. Thu nhận thông tin -> Xử lí thông tin -> Ra quyết định.
  • B. Xử lí thông tin -> Thu nhận thông tin -> Ra quyết định.
  • C. Ra quyết định -> Thu nhận thông tin -> Xử lí thông tin.
  • D. Xử lí thông tin -> Ra quyết định -> Thu nhận thông tin.

Câu 37: Máy tính cá nhân thông thường hiện nay có tốc độ tính toán như thế nào?

  • A. Khoảng vài flops.
  • B. Khoảng vài trăm flops.
  • C. Khoảng vài tỉ flops.
  • D. Khoảng vài trăm tỉ flops.

Câu 38: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Internet, máy tìm kiếm, mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo làm thay đổi xã hội loài người.
  • B. Máy tính có tốc độ rất nhanh, lưu trữ dữ liệu lớn.
  • C. Máy tính không thể làm việc liên tục trong suốt 24 giờ.
  • D. Đơn vị đo thông tin nhỏ nhất là bit.

Câu 39: Câu lệnh với số lần lặp được biết trước

  • A. for
  • B. while
  • C. if
  • D. in

Câu 40: Dữ liệu là:

  • A. Đầu vào cho bài toán xử lí thông tin.
  • B. Đầu ra của một bài toán xử lí thông tin.
  • C. Nội dung của bài toán xử lí thông tin.
  • D. Thông tin được chia làm nhiều phần.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm tin học 10 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm tin học 10 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập