Câu 1: Mệnh đề nào dưới đây đúng?
- A. Xâu kí tự trong Python là xâu chỉ gồm các kí tự nằm trong bảng mã ASCII.
- B. Xâu kí tự trong Python là xâu bao gồm các kí tự nằm trong bảng mã ASCII và một số kí tự tiếng Việt trong bảng mã Unicode.
-
C. Xâu kí tự trong Python là xâu bao gồm các kí tự nằm trong bảng mã Unicode.
- D. Xâu kí tự trong Python là xâu bao gồm các kí tự số và chữ trong bảng mã Unicode.
Câu 2: Cho đoạn chương trình sau:
s1=’a’
s2=’b’
print(s1+s2)
Kết quả trên màn hình là:
- A. ‘a’
- B. ‘b’
-
C. ‘ab’
- D. ‘ba’
Câu 3: Cú pháp y[:m] có nghĩa là
- A. Xâu con được nhận bằng cách bỏ m kí tự cuối cùng của xâu y.
- B. Xâu con gồm m kí tự bất kì của xâu y.
-
C. Xâu con gồm m kí tự cuối cùng của xâu y.
- D. Xâu con gồm m kí tự đầu tiên của xâu y.
Câu 4: Giả sử s = "Thời khoá biểu" thì len(s) bằng bao nhiêu?
- A. 3.
- B. 5.
-
C. 14.
- D. 17.
Câu 5: Hàm y.raplace(x1,x2) có nghĩa là:
- A. Tạo xâu mới từ xâu y bằng cách thay thế xâu con x2 của y bằng xâu x1.
- B. Tạo xâu mới bằng cách ghép xâu x1 và xâu x2.
- C. Thay thế xâu x1 bằng xâu x1+x2.
-
D. Tạo xâu mới từ xâu y bằng cách thay thế xâu con x1 của y bằng xâu x2.
Câu 6: Cho đoạn chương trình sau:
y=’abcae’
x1=’a’
x2=’d’
print(y.replace(x1,x2))
Trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện xâu:
- A. ’bce’
- B. ’adbcade’
-
C. ’dbcde’
- D. ’dbcae’
Câu 7: Hàm len() cho biết:
-
A. Độ dài (hay số kí tự) của xâu.
- B. Chuyển xâu ban đầu thành kí tự in hoa.
- C. Vị trí của kí tự đầu tiên trong xâu.
- D. Vị trí của kí tự bất kì trong xâu.
Câu 8: Xâu rỗng là xâu có độ dài bằng:
-
A. 0
- B. 1
- C. 2
- D. 3
Câu 9: Hàm y.find(x) cho biết điều gì?
- A. Trả về vị trí xuất hiện cuối cùng của xâu x trong xâu y.
-
B. Trả về số nguyên xác định vị trí đầu tiên trong xâu y mà từ đó xâu x xuất hiện như một xâu con của xâu y.
- C. Trả về số nguyên xác định vị trí đầu tiên trong xâu x mà từ đó xâu y xuất hiện như một xâu con của xâu x.
- D. Trả về vị trí xuất hiện cuối cùng của xâu y trong xâu x.
Câu 10: Kết quả đoạn chương trình sau là gì?
S = "0123456789"
T = " "
for i in range(0, len(s), 2):
T = T + S[i]
print(T)
- A. ""
-
B. "02468"
- C. "13579"
- D."0123456789"
Câu 11: Cho đoạn chương trình sau:
s=’abcde’
print(s[:4])
Trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện xâu:
- A. ‘abc’
- B. ‘bcde’
-
C. ‘abcd’
- D. ‘cde’
Câu 12: Cho xâu st=’abc’. S[0]=?
-
A. ‘a’
- B. ‘b’
- C. ‘c’
- D. 0
Câu 13: Cho xâu st=’abc’. Hàm len(st) có giá trị là:
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4
Câu 14: Nếu S = "1234567890" thì S[0:4] là gì?
- A. "123"
- B. "0123"
- C. "01234"
-
D. "1234"
Câu 15: Cho đoạn chương trình sau:
s=’abcde’
print(s[1:4])
Trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện xâu:
- A. ‘abc’
- B. ‘bcde’
-
C. ‘bcd’
- D. ‘cde’
Câu 16: Xâu kí tự được đặt trong cặp dấu:
-
A. Nháy đơn ('') hoặc nháy kép ("")
- B. Ngoặc đơn ()
- C. Ngoặc vuông []
- D. Ngoặc nhọn {}
Câu 17: Cú pháp y[m:] có nghĩa là
- A. Xâu con gồm m kí tự cuối cùng của xâu y.
- B. Xâu con gồm m kí tự bất kì của xâu y.
- C. Xâu con được nhận bằng cách bỏ m kí tự cuối cùng của xâu y.
-
D. Xâu con được nhận bằng cách bỏ m kí tự đầu tiên của xâu y.
Câu 18: Hàm y.cout(x) cho biết:
- A. Vị trí xuất hiện đầu tiên của x trong y.
- B. Vị trí xuất hiện cuối cùng của x trong y.
- C. Cho biết số kí tự của xâu x+y
-
D. Đếm số lần xuất hiện không giao nhau của x trong y.
Câu 19: Cho đoạn chương trình sau:
s=’abcde’
print(s[3:])
Trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện xâu:
-
A. ‘de’
- B. ‘bcde’
- C. ‘abcd’
- D. ‘cde’
Câu 20: Cho đoạn chương trình sau:
S1=’abcd’
S2=’a’
print(S1.cout(S2))
Trên màn hình sẽ xuất hiện giá trị là:
-
A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 21: Cho xâu s1=’ha noi’, xâu s2=’ha noi cua toi’. Khẳng định nào sau đây là đúng?
-
A. Xâu s2 lớn hơn xâu s1.
- B. Xâu s1 bằng xâu s2.
- C. Xâu s2 nhỏ hơn xâu s1.
- D. Xâu s2 lớn hơn hoặc bằng xâu s1.