Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Dùng câu lệnh while ta cũng thể hiện được cấu trúc lặp với số lần biết trước.
-
B. Dùng câu lệnh for ta cũng thể hiện được cấu trúc lặp với số lần không biết trước.
- C. Trong Python có 2 dạng lặp: Lặp với số lần biết trước và lặp với số lần không biết trước.
- D. Câu lệnh thể hiện lặp với số lần không biết trước phải sử dụng một biểu thức logic làm điều kiện lặp.
Câu 2: Cấu trúc lặp với số lần biết trước là:
1. for <Biến chạy> in range(m,n)
<Khối lệnh cần lặp>
2. while <Điều kiện>:
<Câu lệnh hay khối lệnh>
3. for <Biến chạy> in range(m,n):
4. for <Biến chạy> in range(m,n):
<Khối lệnh cần lặp>
- A. 1
- B. 2
- C. 3
-
D. 4
Câu 3: Cho đoạn chương trình sau:
i=1
s=0
while <điều kiện>:
s=s+i
i=i+1
Đoạn chương trình trên tính tổng s=1+2+3+...+10, <điều kiện> là:
-
A. i<=10
- B. i==10
- C. i>=10
- D. i>10
Câu 4: Cho đoạn lệnh sau:
for i in range(1,5):
print(i)
Trên màn hình i có các giá trị là:
- A. 0 1 2 3 4 5
- B. 1 2 3 4 5
- C. 0 1 2 3 4
-
D. 1 2 3 4
Câu 5: Khi có một (hay nhiều) thao tác cần được thực hiện lặp lại một số lần liên tiếp trong quá trình thực hiện thuật toán thì cần dùng
- A. Cấu trúc vòng
- B. Cấu trúc so sánh
-
C. Cấu trúc lặp
- D. Cấu trúc rẽ nhánh
Câu 6: Cho đoạn chương trình sau:
i=0
while i<=5:
s=s+i
i=i+1
Trong đoạn chương trình trên vòng lặp được thực hiện bao nhiêu lần?
- A. 1
- B. 2
- C. 5
-
D. 6
Câu 7: Trong Python có mấy dạng lặp:
- A. 1
-
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 8: Câu lệnh với số lần lặp được biết trước
-
A. for
- B. while
- C. if
- D. in
Câu 9: Vòng lặp với số lần không biết trước câu lệnh hay nhóm câu lệnh được thực hiện khi:
- A. <Điều kiện> sai.
-
B. <Điều kiện> đúng.
- C. <Điều kiện> lớn hơn 0.
- D. <Điều kiện> bằng 0.
Câu 10: Cấu trúc lặp với số lần không biết trước là:
Cấu trúc lặp với số lần không biết trước là:
1. for <Biến chạy> in range(m,n)
<Khối lệnh cần lặp>
2. while <Điều kiện>:
<Câu lệnh hay khối lệnh>
3. while <Điều kiện>:
4. for <Biến chạy> in range(m,n):
<Khối lệnh cần lặp>
- A. 1
-
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 11: <Điều kiện> trong câu lệnh lặp với số lần không biết trước là:
- A. Hàm toán học.
-
B. Biểu thức logic.
- C. Biểu thức quan hệ.
- D. Biểu thức tính toán.
Câu 12: Cho đoạn chương trình sau:
s=0
i=1
while i<=5:
s=s+1
i=i+1
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của s là:
- A. 9
-
B. 5
- C. 15
- D. 10
Câu 13: Hàm range(101) sẽ tạo ra
- A. một dãy số từ 1 đến 101.
-
B. một dãy số từ 0 đến 100.
- C. một dãy số ngẫu nhiên 101.
- D. 101 số ngẫu nhiên.
Câu 14: Cho đoạn chương trình sau:
for i in range(6):
print(i)
Trong đoạn chương trình trên vòng lặp được thực hiện bao nhiêu lần?
- A. 3
- B. 4
- C. 5
-
D. 6
Câu 15: Cho bài toán tính tổng s=1+2+3+...+n. Để giải bài toán trên ta có thể dùng:
- A. Cấu trúc rẽ nhánh.
-
B. Cấu trúc lặp.
- C. Hàm ceil()
- D. Hàm toán học sqrt()
Câu 16: Câu lệnh với số lần lặp không biết trước
- A. for
-
B. while
- C. if
- D. in
Câu 17: Vòng lặp với số lần không biết trước kết thúc khi:
-
A. <Điều kiện> sai.
- B. <Điều kiện> đúng.
- C. <Điều kiện> lớn hơn 0.
- D. <Điều kiện> bằng 0.
Câu 18: Cho đoạn lệnh sau:
for i in range(5):
print(i)
Trên màn hình i có các giá trị là:
- A. 0 1 2 3 4 5
- B. 1 2 3 4 5
-
C. 0 1 2 3 4
- D. 1 2 3 4
Câu 19: Số đáp án đúng là
(1) Trong các ngôn ngữ lập trình bậc cao đều có câu lệnh thể hiện cấu trúc lặp.
(2) Trong Python chỉ có câu lệnh lặp white để thể hiện cấu trúc lặp.
(3) Trong Python chỉ có câu lệnh lặp for để thể hiện cấu trúc lặp.
(4) Có thể sử dụng câu lệnh while để thể hiện cấu trúc lặp với số lần lặp biết trước.
(5) Có thể sử dụng câu lệnh for để thể hiện cấu trúc lặp với số lần lặp chưa biết trước.
- A. 2
-
B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 20: Cho đoạn chương trình sau:
s=0
for i in range(6):
s=s+i
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của s là:
- A. 1
-
B. 15
- C. 6
- D. 21