Câu 1: Trong quá trình thực hiện thuật toán, khi nào cần dùng cấu trúc rẽ nhánh?
-
A. Khi phải dựa trên một điều kiện cụ thể nào đó để xác định bước thực hiện tiếp theo.
- B. Khi có các phép tính toán.
- C. Khi lặp đi lặp lại một công việc nào đó.
- D. Khi sử dụng các hàm toán học.
Câu 2: Cho đoạn chương trình sau:
if d>0:
x1=-b-math.sqrt(d)/2*a
x1=-b+math.sqrt(d)/2*a
Lỗi sai trong đoạn chương trình trên là:
-
A. Nhóm lệnh không lùi vào một số vị trí so với dòng chứa điều kiện.
- B. Thiều dấu chấm sau mỗi câu lệnh.
- C. Không viết hoa chữ cái đầu của mỗi dòng.
- D. Không có dấu kết thúc câu.
Câu 3: Trong Python, với cấu trúc if – else thì <câu lệnh hay nhóm câu lệnh 1> được thực hiện khi:
- A. Điều kiện sai.
-
B. Điều kiện đúng.
- C. Điều kiện bằng 0.
- D. Điều kiện khác 0.
Câu 4: Đâu là phép tính logic
- A. or
- B. and
- C. not
-
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 5: Chọn phát biểu đúng?
Cho biểu thức: x or y
-
A. Cho kết quả là False khi và chỉ khi x và y đều nhận giá trị False.
- B. Cho kết quả là True khi x và y đều nhận giá trị True.
- C. Đảo giá trị của x và y cho nhau
- D. Cho kết quả là False khi và chỉ khi x hoặc y nhận giá trị False.
Câu 6: Câu lệnh if trong chương trình Python có dạng:
1. if <điều kiện>
<câu lệnh hay nhóm câu lệnh>
2. if <điều kiện>:
<câu lệnh hay nhóm câu lệnh>
3. <điều kiện>:
<câu lệnh hay nhóm câu lệnh>
4. if <điều kiện>:
- A. 1
-
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 7: Trong mô tả thuật toán, <điều kiện> rẽ nhánh phải là
- A. Một biểu thức số học.
- B. Một biểu thức nhận giá trị logic 0 hoặc 1.
-
C. Một biểu thức nhận giá trị logic True hoặc False.
- D. Một biểu thức so sánh.
Câu 8: Câu lệnh nào sau đây viết đúng:
1. if a>b
print(a)
2. if a>b:print(a)
c. if a>b print(a)
4. if a>b:
print(a)
- A. 1
- B. 2
- C. 3
-
D. 4
Câu 9: Trong Python, câu lệnh if <câu lệnh hay nhóm câu lệnh> sẽ thực hiện khi:
- A. <Điều kiện> sai.
-
B. <Điều kiện> đúng.
- C. <Điều kiện> bằng 0.
- D. <Điều kiện> khác 0.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Các ngôn ngữ lạp trình bậc cao đều có câu lệnh thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
-
B. Điều kiện trong câu lệnh rẽ nhánh có thể là phép gán.
- C. Trong cấu trúc if hoặc if-else câu lệnh hoặc nhóm câu lệnh phải được viết:
- Lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện và viết thẳng hàng với nhau.
- D. Câu lệnh rẽ nhánh trong Python có 2 dạng cơ bản là if và if-else.
Câu 11: Cho đoạn chương trình sau:
a=2
b=3
if a>b:
a=a*2
else:
b=b*2
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của b là:
- A. 4
- B. 2
-
C. 6
- D. Không xác định
Câu 12: <Điều kiện> trong câu lệnh rẽ nhánh là:
- A. Biểu thức tính toán.
-
B. Biểu thức logic.
- C. Biểu thức quan hệ.
- D. Các hàm toán học.
Câu 13: Cho x = 5, y = 10. Hãy cho biết biểu thức logic nào nhận giá trị True
- A. x+10 >= y+7
- B. (x>2*y) or (x+y >20)
-
C. (x%5==0) and (y%2==0)
- D. 4*x=3*y
Câu 14: Câu lệnh rẽ nhánh if-else trong chương trình Python có dạng:
1. if <điều kiện>:
<câu lệnh hay nhóm câu lệnh>
2. if <điều kiện>:
<câu lệnh hay nhóm câu lệnh 1>
else
<câu lệnh hay nhóm câu lệnh 2>
3. if <điều kiện>:
<câu lệnh hay nhóm câu lệnh 1>
else:
<câu lệnh hay nhóm câu lệnh 2>
4. if <điều kiện>
<câu lệnh hay nhóm câu lệnh 1>
else:
<câu lệnh hay nhóm câu lệnh 2>
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4
Câu 15: Để kiểm tra số nguyên n là số chẵn hay lẻ ta sử dụng điều kiện
-
A. n%2==0
- B. n//2==0
- C. n%2=0
- D. n//2=0
Câu 16: Cho đoạn chương trình sau:
x=10
y=3
d=0
if x%y==0:
d=x//y
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của d là:
- A. 3
- B. 1
-
C. 0
- D. Không xác định
Câu 17: Trong Python, đối với cấu trúc if hoặc if-else thì câu lệnh hoặc nhóm câu lệnh phải được viết như thế nào?
- A.Viết thẳng hàng so với điều kiện.
- B. Lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện và không cần viết thẳng hàng với nhau.
- C. Chỉ lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện khi có nhóm lệnh.
-
D. Lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện và viết thẳng hàng với nhau.
Câu 18: Trong Python, đối với cấu trúc if-else thì <câu lệnh hay nhóm câu lệnh 2> được thực hiện khi:
-
A. Điều kiện sai.
- B. Điều kiện đúng.
- C. Điều kiện bằng 0.
- D. Điều kiện khác 0.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây có thể lấy làm biểu thức điều kiện trong câu lệnh rẽ nhánh
- A. A + B
-
B. A > B
- C. N // 100
- D. “A nho hon B”
Câu 20: Viết chương trình để nhập từ bàn phím hai số nguyên a và b, đưa ra màn hình thông báo “Positive” nếu a + b > 0, “Negative” nếu a + b < 0 và “zero” nếu a + b = 0
1. a = int(input("Nhập a: "))
b = int(input("Nhập b: "))
if a + b > 0:
print("Positive")
elif a + b < 0:
print("Negative")
else:
print("Zero")
2. a = int(input("Nhập a: ")
b = int(input("Nhập b: ")
if a + b > 0:
print("Positive")
elif a + b < 0:
print("Negative")
else:
print("Zero")
3. a = int(input("Nhập a: "))
b = int(input("Nhập b: "))
if a + b > 0:
print(Positive)
elif a + b < 0:
print(Negative)
else:
print(Zero)
4. a = int(input("Nhập a: "));
b = int(input("Nhập b: "));
if a + b > 0:
print("Positive");
elif a + b < 0:
print("Negative");
else:
print("Zero");
-
A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4