Câu 1: Câu lệnh gán trong Python là:
-
A. Biến=<Biểu thức>
- B. Biến:=<Biểu thức>
- C. Biến==<Biểu thức>
- D. <biểu thức>=Biến
Câu 2: Trong bài toán giải phương trình ax+b=0 có các biến là?
- A. a, b
-
B. a, b, x
- C. x
- D. Không có biến.
Câu 3: Phép lũy thừa 2$^{4}$ trong Python viết là:
-
A. 2**4
- B. 2****4
- C. 2*4
- C. 2***4
Câu 4: Cho đoạn chương trình sau:
y=10
print(y)
Giá trị của biến y trên màn hình là:
- A. y
- B. 0
- C. 1
-
D. 10
Câu 5: Trong Python, các biến đều phải đặt tên theo quy tắc nào?
- A. Không trùng từ khóa của Python.
- B. Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu “_”.
- C. Chỉ chứa chữ cái, chữ số và dấu “_”.
-
D. Cả A, B và C.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về biến?
-
A. Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
- B. Biến là đại lượng bất kì.
- C. Biến là đại lượng không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
- D. Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
Câu 7: Cho đoạn chương trình sau:
x=6
y=2
print(x%y)
Trên màn hình xuất hiện giá trị:
-
A. 0
- B. 3
- C. 2
- D. 6
Câu 8: Biểu thức (x+y)$^{2}$ chuyển sang Pytthon là:
- A. (x**2+y**2)
- B. (x+y)***2
-
C. (x+y)**2
- D. (x+y)*2
Câu 9: Phép gán nào sau đây là đúng ?
- A. x==3
- B. x:=3
-
C. x=3
- D. x:3
Câu 10: Biến là
- A. Tên một ẩn số.
- B. Tên một giá trị.
-
C. Tên một vùng nhớ.
- D. Tên một dữ liệu.
Câu 11: Cho đoạn chương trình sau:
x=1
print(x)
Biến trong đoạn chương trình trên là:
- A. 1
- B. 1, x
-
C. x
- D. Không có biến.
Câu 12: Cho đoạn chương trình sau:
x=6
y=2
print(x//y)
Trên màn hình xuất hiện giá trị:
- A. 0
-
B. 3
- C. 2
- D. 6
Câu 13: Phép chia lấy phần nguyên trong Python kí hiệu là:
- A. %
-
B. //
- C. /
- D. div
Câu 14: Trong những biến sau, biến nào đặt sai quy tắc?
- A. x y
- C. xy
- B. 12xy
-
D. Cả A và C
Câu 15: Việc gán giá trị cho biến được thực hiện bằng
- A. Phép bằng.
-
B. Phép gán.
- C. Câu lệnh bằng.
- D. Câu lệnh khởi tạo.
Câu 16: Trong chương trình ở bài F11, các khẳng định nào sau đây là SAI?
- A. Chương trình sử dụng tất cả 4 biến.
- B. Câu lệnh a = 600 là câu lệnh gán giá trị 600 cho biến a.
-
C. Khi đã gán giá trị của biến b bằng 700 thì không thể gán giá trị khác cho biến b.
- D. Khi thực hiện câu lệnh t = a + b + c/2, máy tính sẽ tính giá trị biểu thức a + b + c/2, sau đó mới gán kết quả tính được cho biến t.
Câu 17: Ta thường gặp biểu thức số học ở
- A. Vế trái của một phép gán.
-
B. Vế phải của một phép gán.
- C. Phần giữa của một chương trình.
- D. Phần cuối của một câu lệnh.
Câu 18: Phép chia lấy phần dư trong Python kí hiệu là:
-
A. %
- B. //
- C. /
- D. mod
Câu 19: Đâu không phải quy tắc đặt tên biến trong Python
- A. Không trùng với từ khóa.
- B. Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu “_”.
-
C. Không bắt đầu bằng chữ in hoa.
- D. Chỉ chứa chữ cái, chữ số và dấu “_”.
Câu 20: Biểu thức( xy+x):(x-y) chuyển sang Python là:
- A. (xy+x)/(x-y)
- B. (x*y+x)//(x-y)
-
C. (x*y+x)/(x-y)
- D. (x*y+x)/x-y
Câu 21: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về biến
- A. Dù lập trình bằng ngôn ngữ nào, ta cũng phải biết sử dụng biến để lưu dữ liệu cần thiết cho chương trình.
- B. m123&b là một tên biến không hợp lệ.
- C. Trong quá trình thực hiện chương trình, giá trị của biến có thể thay đổi.
-
D. Trong câu lệnh >>> x := 10, biến x nhận giá trị 10.