Nêu khái niệm biện pháp tu từ và cho biết có bao nhiêu loại biện pháp tu từ.

PHẦN MỞ RỘNG BIỆN PHÁP TU TỪ VÀ NGHĨA CỦA TỪ 

Câu hỏi 1. Nêu khái niệm biện pháp tu từ và cho biết có bao nhiêu loại biện pháp tu từ. 

Bài Làm:

Khái niệm: Biện pháp tư từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gọi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người đọc về một hình ảnh, một câu chuyện, một cảm xúc trong tác phẩm.

Các biện pháp tu từ hiện nay

+ Biện pháp tu từ so sánh.

+ Biện pháp tư từ nhân hóa.

+ Biện pháp tu từ ẩn dụ.

+ Biện pháp tu từ hoán dụ.

+ Biện pháp tu từ nói quá.

+ Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh.

+ Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ.

+ Biện pháp tu từ chơi chữ.

+ Biện pháp tu từ liệt kê.

+ Biện pháp tu từ tương phản.

Thứ nhất: Biện pháp tu từ So sánh

– So sánh là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gọi hình, gợi cảm cho biểu đạt.

– Ví dụ như:

Giọng hát của nữ ca sĩ Uyên Linh rất giống giọng hát của nữ ca sĩ Adele, giọng hát trong trẻo, dày và quảng giọng rộng rất đặc trưng.

Thứ hai: Nhân hóa

– Nhân hóa là biện pháp tu từ trong đó miêu tả đồ vật, cây cối, các hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ thường được sử dụng cho con người. Làm cho những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và suy nghĩ sống động hơn.

– Ví dụ như: Những con đường làng uốn lượn xung quanh ngôi làng.

Thứ ba: Hoán dụ

Là biện pháp dùng tên gọi của sự vật, hiện tượng hay khái niệm này bằng tên của sự vật, hiện tượng hay khái niệm khác có quan hệ gần gũi (mối quan hệ tương cận, chứ không phải tương đồng như ẩn dụ) với nhau nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có 4 hình thức hoán dụ phổ biến:

– Lấy cái bộ phận để gọi cái toàn thể.

– Lấy vật chứa đựng để gọi tên cho vật bị chứa đựng,

– Sử dụng dấu hiệu của sự vật, hiện tượng để gọi tên cho sự vật, hiện tượng đó.

– Lấy cái cụ thể để nói đến cái trừu tượng.

Tác dụng của biện pháp hoán dụ gồm:

– Hoán dụ có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp cho sự diễn đạt có tính hiệu quả cao. Từ đó, cho thấy sự phổ biến của phép tu từ này trong văn học.

– Hoán dụ được sử dụng để biểu thị mối quan hệ gần gũi, có tính chất tương đồng của sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác để người đọc dễ dàng liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà không cần so sánh chúng với nhau.

– Ví dụ như: Người đầu bạc tiễn người đầu xanh.

Trong ví dụ trên “người đầu bạc” chính là hình ảnh những người lớn tuổi tóc đã bạc; “người đầu xanh” chính là hình ảnh những người trẻ tuổi có mái tóc đen.

Thứ tư: Nói quá

Nói quá là cách nói phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế. Chúng ta cần phải hiểu rõ để không bị nhầm lẫn với nói khoác hai khái niệm này rất khác nhưng lại thường xuyên bị nhầm lẫn. Nói quá chỉ là phóng đại sự việc ở mức độ lớn hơn nhưng vẫn đúng với thực tế còn nói khoác là nói sai sự thật, sự việc.

– Ví dụ như: Trời hôm nay nóng như đổ lửa, ra đường trong thời tiết này như cực hình.

“Nóng như đổ lửa” là một câu nói quá để diễn tả cái nóng của thời tiết.

Thứ năm: Ẩn dụ

Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm.

– Ẩn dụ có 04 loại:

+ Ẩn dụ hình thức.

+ Ẩn dụ cách thức.

+ Ẩn dụ phẩm chất.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Thứ sáu: Nói giảm nói tránh

Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giá quá đau buồn, nặng nề, tránh thô tục, mất lịch sự.

– Dấu hiệu nhân biết nói giảm, nói tránh là trong câu có các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó.

– Ví dụ như: Ông nội của em đã ra đi được một khoảng thời gian rồi nhưng tình thương của ông thì vẫn còn đâu đây rất gần.

“Đã ra đi” là câu sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh cho việc đã chết.

Thứ bảy: Điệp từ

Là cách nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ hoặc cụm từ nhằm nhấn mạnh, gợi liên tưởng, tạo ấn tượng và tạo nhịp điệu trong cách diễn đạt.

Có 3 dạng điệp ngữ thường gặp là:

– Điệp ngắt quãng: Là lặp đi lặp lại các từ, cụm từ ngắt quãng với nhau, không có sự liên tiếp.

– Điệp chuyển tiếp (còn được gọi là điệp vòng).

– Điệp nối tiếp: Lặp đi lặp lại các từ, cụm từ nối tiếp với nhau.

Tác dụng của biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ:

– Tạo sự nhấn mạnh.

– Tạo sự liệt kê.

– Tạo sự khẳng định.

– Ví dụ như sau: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”.

Thứ tám: Liệt kê

Là sự tiếp nối hoặc sắp xếp các từ/ cụm từ cùng loại với nhau nhằm diễn tả đầy đủ, rõ ràng và sâu sắc một khía cạnh, tư tưởng hay tình cảm nào đó.

Phép liệt kê được sử dụng trong nhiều văn bản khác nhau. Để nhận biết được phép liệt kê, chúng ta có thể quan sát xem trong bài viết có xuất hiện các từ, cụm từ nối tiếp nhau hoặc được ngăn cách nhau bằng dấu chấm phẩy, dấu phẩy.

Trong tiếng Việt, phép liệt kê được chia thành 4 loại như sau:

– Theo cấu tạo: Gồm có liệt kê theo cặp và không theo cặp.

– Theo ý nghĩa: Gồm có liệt kê tăng tiến và không tăng tiến.

Các phép liệt kê thường được sử dụng để nhấn mạnh ý, chứng minh cho nhận định của tác giả.

Trong văn học, liệt kê được sử dụng như một phép tu từ có tác dụng tăng tính biểu cảm cho đoạn thơ, đoạn văn.

– Ví dụ như: Các phương tiện tham gia giao thông rất đa dạng như: xa máy, xe ô tô, xe tải, xe đạp…

Cuối cùng: Tương phản

Biện pháp tu từ tương phản trong nghệ thuật là việc tạo ra những cảnh tượng, hành động, tính cách trái ngược nhau để làm nổi bật một ý tưởng hoặc tư tưởng của tác giả.

Là biện pháp tu từ sử dụng các từ ngữ đối lập nhau nhằm tăng hiệu quả diễn đạt.

Biện pháp tu từ Tương phản có tác dụng:

– Gợi sự phong phú, đa dạng.

– Tạo nên sự hài hòa về âm thanh.

– Phép tương phản trong câu tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định, nhấn mạnh những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn bài 2 Thực hành tiếng việt trang 42

Câu hỏi 2. Em hãy cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong các câu thơ sau:

a. "Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" .

b. "Công cha như núi Thái Sơn 

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".

Xem lời giải

Câu hỏi 3: Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

– Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy.

(Sự tích Hồ Gươm)

– Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

– Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.

(Con Rồng cháu Tiên)

a) Hãy giải nghĩa từ in đậm trong các câu văn trên. Cho biết các từ đó dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.

b) Đặt ba câu với các từ in đậm trên dùng với nghĩa khác vói nghĩa vừa xác định.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.