Lời giải bài số 1, 4, 41, 48 Đề thi thử THPT quốc gia môn toán năm 2017 của trường THPT chuyên- ĐH Vinh lần 3

Bài Làm:

HƯỚNG DẪN GIẢI MỘT SỐ BÀI

Câu 1: Cho hàm số $y=f(x)$ có đồ thị như hình bên. Biết rằng $f(x)$ là một trong bốn hàm số được đưa ra trong các phương án A, B, C, D dưới đây. Tìm $f(x)$.

A. $f(x)=e^{x}$ B. $f(x)=(\frac{3}{\Pi})^{x}$
C. $f(x)=\ln x$ D. $f(x)=x^{\frac{e}{\Pi}}$ 

 Giải: Đáp án A

Hàm số thuộc đồ thị trên luôn đồng biến trên $\mathbb{R}$ .

Loại B do $(\frac{3}{\Pi})<1$ nên hàm số $f(x)=(\frac{3}{\Pi})^{x}$ nghịch biến trên $\mathbb{R}$

Loại C, D do hàm số  $f(x)=\ln x$ và  $f(x)=x^{\frac{e}{\Pi}}$ không luôn đồng biến trên $\mathbb{R}$.

Câu 4:  Cho hàm số $y=f(x)$ có bảng biến thiên như hình vẽ bên. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Hàm số có hai điểm cực trị.

B. Hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng xác định.

C. Hàm số có một điểm cực trị.

D. Giá trị lớn nhất của hàm số là 3.

Giải: Đáp án C

Tại khi $x=0$ đồ thị hàm số có đổi chiều nhưng $x=0$ không thỏa mãn điều kiện xác định nên loại A

Điểm $x=2, y=3$ là điểm cực đại nhưng $y=3$ không là giá trị lớn nhất của hàm số trên.

Câu 41: Ông B có một khu vườn giới hạn bởi một đường parabol và một đường thẳng. Nếu đặt trong hệ tọa độ 0xy như hình vẽ bên thì parabol có phương trình $y=x^{2}$ và đường thẳng y=25. Ông dự định dùng một mảnh vườn nhỏ được chia từ khu vườn bởi một đường thẳng đi qua 0 và một điểm m trên parabol để trồng một loại hoa. Hãy giúp ông xác định điểm M bằng cách tính độ dài 0M để diện tích mảnh vườn nhỏ bằng $\frac{9}{2}$.

A.$ OM=2 \sqrt{5}$ C. $OM=10$
B. $OM=15$ D. $OM= 3 \sqrt{10}$

Giải: Đáp án D

Giả sử $M(a,a^{2})$ suy ra phương trình của OM là $y=ax$.

Khi đó diện tích khu vườn là $S=\int_{0}^{a}(ax-x^{2})dx=\frac{a^{3}}{6}=\frac{9}{2}\Leftrightarrow a=3$. Vậy $OM=3 \sqrt{10}$.

Câu 48: Cho tứ diện ABCD có AB=4a, CD=6a, các cạnh còn lại đều bằng $a \sqrt{22}$. Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD.

A. $\frac{5a}{2}$ B. 3a C. $\frac{a\sqrt{85}}{3}$ D. $\frac{a\sqrt{79}}{3}$

Giải: Đáp án C

Gọi M, N là trung điểm của AB, CD. Dễ dàng chứng minh được (DMC) và (ANB) lần lượt là mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng AB và CD. Do đó tâm mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD là I nằm trên đường thẳng MN.

$MN= \sqrt{DM^{2}-DN^{2}}=\sqrt{DB^{2}-BM^{2}-DN^{2}}=3a$

Đặt $MI=x>0$. Ta có $\left\{\begin{matrix} BI^{2}=AI^{2}=BM^{2}+BI^{2}=4a^{2}+x^{2}\\DI^{2}=CI^{2}= DN^{2}+ IN^{2}= 9a^{2}+(3a \pm x)^{2}\\ \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow 4a^{2}+x^{2}=9a^{2}+(3a \pm x)^{2}  \Leftrightarrow  x=\frac{7a}{3}\Rightarrow R=\frac{\sqrt{85}a}{3}$

 

 

Xem thêm các bài Đề ôn thi Toán 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Đề ôn thi Toán 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

1. Đề và đáp án môn Toán kì thi THPTQG năm 2020

2. Đề và đáp án môn Toán kì thi THPTQG năm 2019

3. Đề luyện thi môn Toán mới nhất năm 2018

4. Đề luyện thi môn Toán những năm trước

5. Đề và đáp án môn Toán kì thi THPTQG năm 2017

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.