Giáo án Địa lý bài 29: Địa lý ngành chăn nuôi

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 29: Địa lý ngành chăn nuôi. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 10. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 29: ĐỊA LÍ NGÀNH CHĂN NUÔI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi.
- Hiểu được tình hình phân bố các vật nuôi quan trọng trên thế giới, giải thích được nguyên nhân phát triển của ngành chăn nuôi.
- Biết được vai trò và xu hướng phát triển của ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
2. Kĩ năng
- Xác định được trên bản đồ thế giới những khu vực chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu.
- Phân tích lược đồ và sơ đồ về đặc điểm của ngành chăn nuôi và địa lí các ngành chăn nuôi.
3. Thái độ, hành vi
- Nhận thức được lý do ngành chăn nuôi ở Việt Nam và địa phương còn mất cân đối với trồng trọt.
- Ủng hộ chủ trương, chính sách phát triển chăn nuôi của Đảng và Nhà nước.
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác, năng lực quan sát.
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng lược đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Bản đồ nông nghiệp thế giới.
- Tranh ảnh một số vật nuôi trên thế giới.
- Các phiếu học tập.
- Hình 29.3 SGK phóng to.
2. Đối với học sinh
Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: ngành chăn nuôi hiện nay có những thay đổi như thế nào về hình thức cũng như cơ sở thức ăn?
b) HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp.
c) GV gọi 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.
d) GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dắt dẫn vào nội dung bài học: Ngành chăn nuôi đang phấn đấu để trở thành ngành sản xuất chính ở nhiều nước trên thế giới. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vai trò, đặc điểm của ngành chăn nuôi, bức tranh phân bố và xu hướng phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1. Tìm hiểu vai trò, đặc điểm của ngành chăn nuôi
1. Mục tiêu
- Nắm được vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi.
- Giải thích về sự khác biệt tỉ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của các nhóm nước.
- Rèn luyện kỹ năng tư duy, tổng hợp kiến thức.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng tranh ảnh.
- Thảo luận nhóm.
3. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
a) GV giao nhiệm vụ cho HS
Đọc nội dung tư liệu SGK trang 113 và 114 trả lời các câu hỏi sau:
- Hãy nêu vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi trong việc phát triển kinh tế - xã hội, lấy ví dụ để chứng minh.
- Trình bày đặc điểm của ngành chăn nuôi.
Học sinh thực hiện theo nhóm, thời gian 10 phút. GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm, nếu thấy cần thiết.
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm.
d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS.
GV phát vấn gợi mở đối với HS:
- Thức ăn cho chăn nuôi được lấy từ nguồn nào, cơ sở thức ăn có vai trò như thế nào đối với sự phát triển ngành chăn nuôi.
-Mối quan hệ giữa cơ sở thức ăn và hình thức chăn nuôi.
-Tại sao ở phần lớn các nước đang phát triển, giá trị sản lượng ngành chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp? I. Vai trò, đặc điểm của ngành chăn nuôi
1. Vai trò
- Cung cấp thực phẩm có dinh dưỡng cao cho con người.
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
- Cung cấp hàng xuất khẩu có giá trị.
- Cung cấp sức kéo, phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt.
2. Đặc điểm
a. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi: quyết định sự phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi.
+ Đồng cỏ tự nhiên và diện tích mặt nước.
+ Hoa màu, cây lương thực.
+ Thức ăn chế biến tổng hợp.
b. Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức(Chăn thả, chăn nuôi nửa chuồng trại và chuồng trại, chăn nuôi công nghiệp) và phát triển theo hướng chuyên môn hoá
Hoạt động 2. Tìm hiểu các ngành chăn nuôi
1. Mục tiêu
- Hiểu được tình hình phân bố các vật nuôi quan trọng trên thế giới, giải thích được nguyên nhân phát triển của ngành chăn nuôi.
- Rèn luyện kỹ năng tư duy, tổng hợp kiến thức, phân tích lược đồ về phân bố đàn gia súc trên thế giới.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề; phân tích lược đồ.
- Thảo luận nhóm.
3. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1:
GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS căn cứ vào hinh 29.3 SGK trang 115 làm phiếu học tập số 1.
Mỗi nhóm thảo luận về một ngành chăn nuôi.
,Học sinh thực hiện theo nhóm, thời gian 7 phút. GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm, nếu thấy cần thiết.
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; HS các nhóm khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm.
d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS các nhóm. II. Các ngành chăn nuôi (phiếu học tập số 1)
- Chăn nuôi gia súc lớn: Trâu, bò
- Chăn nuôi gia súc nhỏ: Lợn, dê, cừu
- Chăn nuôi gia cầm: Gà, vịt ....

Hoạt động 3. Tìm hiểu ngành nuôi trồng thủy sản
1. Mục tiêu
- Biết được vai trò và xu hướng phát triển của ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
- Rèn luyện kỹ năng tư duy, tổng hợp kiến thức.
2. Phương thức
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
- Hình thức cá nhân và nhóm.
3. Tiến trình hoạt động
HOẠT DỘNG CỦA GV VA HS NỘI DUNG
Nội dung 1: Tìm hiểu vai trò
a) GV giao nhiệm vụ cho HS

Hãy nêu vai trò của ngành nuôi trồng thuỷ sản? Địa phương em đang nuôi trồng những thuỷ sản nào?
HS thực hiện cá nhân.
b) HS thực hiện và chuẩn bị báo cáo GV. Cùng thời gian, GV gọi 02 HS lên bảng ghi kết quả thực hiện trên bảng, các HS khác làm vào vở ghi bài.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng cánh các HS nhận xét và bổ sung kết quả của 02 HS ghi trên bảng.
d) GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức, khắc sâu vai trò
Nội dung 2: Tình hình nuôi trồng thủy sản.
a) GV giao nhiệm vụ cho HS
Đọc nội dung tư liệu SGK trang 116 và 117 tóm tắt tình hình nuôi trồng thuỷ sản thế giới. Yêu cầu HS tìm ra đặc điểm chung của những nước có ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển (Đường bờ biển dài, diện tích mặt biển rộng, vốn đầu tư lớn...).
Liên hệ sự phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam.
GV yêu cầu HS làm ngay tại lớp. Với hình thức cặp đôi.
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi cặp đôi và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên lớp. GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm. III. Ngành nuôi trồng thuỷ sản
1. Vai trò
- Cung cấp đạm động vật bổ dưỡng, dễ hấp thụ, có lợi cho sức khoẻ.
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
2. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản
- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng khoảng 35 triệu tấn chiếm 1/5 lựng thuỷ sản của thế giới và có xu hướng ngày càng tăng.
- Sản phẩm nuôi trồng phong phú: tôm, cá, cua, đồi mồi, trai ngọc, rong, tảo biển...
- Các nước phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản: Trung Quốc, Nhật, Pháp, Hoa Kì, Ca-na-đa, Hàn Quốc, Đông Nam á.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hãy điền những cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
A. Chăn nuôi cung cấp.................................có dinh dưỡng cao.
B. Chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho các ngành.........................
C. Là mặt hàng.................................mang lại nguồn thu ngoại tệ
Trả lời câu hỏi sau bài
b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp.
c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ minmap
- Liên hệ thực tế
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG
- Chuẩn bị nội dung kiến thức bài 30.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 10, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 10.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập