Giáo án địa lý 10 bài 34: Thực hành vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 34: Thực hành vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 10. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

BÀI 34: THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức:
- Củng cố kiến thức về ngành công nghiệp cơ bản quan trọng của công nghiệp nặng là ngành công nghiệp năng lượng. Biết được cơ cấu sử dụng năng lượng, xu hướng và nguyên nhân thay đổi việc sử dụng các tài nguyên năng lượng
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng vẽ và phân tích, nhận xét biểu đồ.
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, hình ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án, bài giảng, phiếu học tập, thước kẻ
2. Chuẩn bị của HS
- Máy tính cá nhâ Bút chì, thước kẻ, bút màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- GV giới thiệu, dẫn dắt vào bài học.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Mục tiêu
- Vẽ và phân tích biểu đồ tình hình sản xuất của 1 số ngành công nghiệp (biểu đồ cột, biểu đồ miền).
- Học sinh biết cánh tính toán tốc độ tăng trưởng các sản phẩm chủ yếu: than, dầu, điện, thép.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ và nhận xét.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng PP đàm thoại vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm/lớp.
4. Phương tiện dạy học: SGK..
5. Tiến trình hoạt đông

Năm
Sản phẩm 1950 1960 1970 1980 1990 2003
Than
Dầu mỏ
Điện
Thép 100
100
100
100 143
201
238
138 161
447
513
314 207
586
852

61 186
637
1224
407 291
746
1536
460

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: Giáo viên giới thiệu nội dung bài thực hành
1.Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm công nghiệp: than, dầu mỏ, điện, thép trên thế giới kỳ 1950 – 2003.
2. Nhận xét, giải thích.
- Bước 2: GV hướng dẫn HS
+ Xử lí số liệu ra %.
+ Vẽ biểu đồ đường.
+ Nhận xét theo từng ngành công nghiệp và giải thích.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV và hoàn thiện kiến thức.
1. Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu: Lấy năm 1950 = 100%
-> Than 1960 =

Tương tự ta có bảng số liệu:
- GV hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ đường:
+ Bước 1: Vẽ hệ trục toạ độ gồm 2 trục đứng và ngang
+ Bước 2: Thể hiện nội dung của 2 trục: Trục đứng: %, trục ngang: năm
+ Bước 3: Chia tỉ lệ thích hợp trên trục đứng, chia khoảng cách năm ở trục ngang
+ Bước 4: Vẽ các đường theo các giá trị đã tính.
+ Bước 5: Chú giải.
+ Bước 6: Tên biểu đồ.
2. Nhận xét và giải thích
- Đây là sản phẩm của các ngành công nghiệp quan trọng: năng lượng và luyện kim.
- Than là năng lượng truyền thống. Trong 50 năm, nhịp độ tăng trưởng khá đều.
+ Thời kỳ 1980 -> 1990 tốc độ tăng có chậm lại do đã tìm được nguồn năng lượng khác thay thế(dầu khí, hạt nhân…).
+ Cuối 1990 ngành khai thác than lại phát triển do đây là loại nhiên liệu có trữ lượng lớn, do phát triển mạnh công nghiệp hoá học.
- Dầu mỏ tốc độ tăng trưởng khá nhanh trung bình 12,2%/ năm. Do có nhiều ưu điểm khả năng sinh nhiệt cao là nguyên liệu cho công nghiệp hoá dầu.
- Điện là ngành công nghiệp năng lượng trẻ, phát triển gắn liền với tiến bộ khoa học kỹ thuật.
+ Tốc độ phát triển rất nhanh, trung bình 27,1 % / năm.
+ Đặc biệt từ thập kỷ 80 trở lại đây tốc độ tăng trưởng rất cao, 1990: 1224% , 2003: 1536%
- Thép là sản phẩm của công nghiệp luyện kim đen, được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp chế tạo cơ khí, xây dựng và đời sống.
+ Tốc độ tăng trưởng của thép từ 1950 -> nay khá đều (trung bình 6,8%)
+ 1950 sản lượng thép 189 triệu tấn
+ 1960 tăng lên 346 triệu tấn (183%)
+ 1970 tăng 314 %
2003 tốc độ tăng trưởng đạt 460%
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) GV giao nhiệm vụ cho HS dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
b) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Hoàn thành bài thực hành.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
- Trả lời những câu hỏi có trong sgk.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 10, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 10.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập