Giáo án Địa lý 10 bài 16: Sóng, thủy triều và dòng biển

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 16: Sóng, thủy triều và dòng biển. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 10. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

BÀI 16: SÓNG, THỦY TRIỀU VÀ DÒNG BIỂN
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Mô tả và giải thích được nguyên nhân sinh ra hiện tượng sóng biển, thủy triều, sự phân bố và chuyển động của các dòng biển nóng, lạnh trong đại dương thế giới
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới để trình bày về các dòng biển lớn: tên 1 số dòng biển lớn, vị trí, nơi xuất phát, hướng chảy của chúng
3.Về thái độ:
- Biết được nguyên nhân sinh ra thủy triều, biết cách vận dụng hiện tượng thủy triều vào cuộc sống và sản xuất.
4. Định hướng các năng lực được hình thành.
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sơ đồ, video để khai thác thông tin.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, video, máy chiếu.
2. Chuẩn bị của học sinh : Sgk, bút, vở ghi, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Mô tả vòng tuần hoàn nước?
Câu 2: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy sông ngòi?
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Thỉnh thoảng ta vẫn nghe nói “Biển lặng”. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 và hiểu biết cá nhân hãy trả lời các câu hỏi sau: Có bao giờ biển hoàn toàn tĩnh lặng không? Nếu không vì sao?
Bước 3. HS liệt kê, suy luận, giải thích sau đó GV gọi một số HS trả lời.
Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS và dẫn dắt HS vào bài học mới.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sóng biển
1. Mục tiêu: Mô tả và giải thích được nguyên nhân sinh ra hiện tượng sóng biển
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, vdieo
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH NỘI DUNG
Bước 1:
- GV: yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK và kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi sau
- Sóng là gì?
- Nguyên nhân gây ra sóng?
- Thế nào là sóng bạc đầu?
- HS dựa vào kiến thức SGK và kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
- GV: chuẩn kiến thức
- GV cho HS quan sát video yêu cầu HS: Mô tả sóng thần và nguyên nhân gây ra sóng thần?
+ GV: chuẩn kiến thức sau đó bổ sung thêm các câu hỏi:
- Em biết gì về đợt sóng thần gần đây nhất của nhân loại?
- Làm thế nào để biết sóng thần sắp xảy ra?
- HS mô tả và trình bày nguyên nhân.
→ GV bổ sung các dấu hiệu để nhận biết sóng thần. I. Sóng biển
1. Khái niệm.
Là hình thức giao động của sóng biển theo chiều thẳng đứng.
2. Nguyên nhân.
Chủ yếu là gió, gió càng mạnh thì sóng càng lớn
3. Sóng thần.
- Sóng thần: có chiều cao khoảng 20 – 40 m truyền theo chiều ngang. Tốc độ cÓ thể tới 400 – 800 km/h.
- Do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển gây ra, ngoài ra còn do bão.
- Sóng thần khi tràn vào bờ có sức tàn phá rất lớn
Hoạt động 2: Tìm hiểu về thuỷ triều.
1. Mục tiêu: Mô tả và giải thích được nguyên nhân sinh ra hiện tượng thủy triều
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cặp
4. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, vdieo
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1:
- GV: Yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK và hiểu biết cá nhân hãy cho biết thủy triều là gì? Nguyên nhân hình thành thuỷ triều.
- HS dựa vào kiến thức SGK và hiểu biết cá nhân để trả lời.
- GV: chuẩn kiến thức
Bước 2:
- GV: yêu cầu HS quan sát các hình 16.1,16.2, 16.3 trong SGK, thảo luận cặp lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
- Khi nào giao động thuỷ triều lớn nhất? Lúc đó ở Trái Đất sẽ nhìn thấy Mặt Trăng như thế nào?
- Khi nào giao động thuỷ triều nhỏ nhất? Lúc đó Trái đất sẽ nhìn thấy Mặt Trăng như thế nào?
- HS quan sát các hình 16.1,16.2, 16.3 trong SGK, thảo luận cặp.
- GV theo dõi các nhóm hoạt động.
- Báo cáo kết quả và thảo luận.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức.
- GV yêu cầu HS tích hợp với môn Lịch Sử hãy cho biết: Nghiên cứu về thuỷ triều có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất và quân sự?
- GV: chuẩn kiến thức. II. Thuỷ triều.
1. Khái niệm.
Thuỷ triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kì của các khối nước trong biển và đại dương.
2. Nguyên nhân.
Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
3. Đặc điểm.
+ Triều cường: Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng thì giao động thuỷ triều lớn nhất.
+ Triều kém: Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm vuông góc với nhau thì giao động thuỷ triều nhỏ nhất.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về Dòng biển.
1. Mục tiêu:
- Mô tả sự phân bố và chuyển động của các dòng biển nóng, lạnh trong đại dương thế giới
- Sử dụng bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới để trình bày về các dòng biển lớn: tên 1 số dòng biển lớn, vị trí, nơi xuất phát, hướng chảy của chúng
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/nhóm
4. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, vdieo
5. Tiến trình hoạt động
Tìm hiểu dòng biển(HS làm việc theo cặp: 15 phút)
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào sách giáo khoa, hình 16.4 nêu:
+ Dòng biển là gì ?
+ Sự khác nhau giữa dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
+ Sự phân bố các dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
+ Tên một số dòng biển nóng, dòng biển lạnh trên thế giới mà em biết.
Bước 2: HS trình bày GV chuẩn kiến thức và chỉ bản đồ
* Em lấy VD vùng gió mùa dòng biển đổi chiều: VD trong SGK trang 61
+ Dòng biển nóng: Dòng biển Gônstream (Bắc Đại tây dương), dòng biển Ghinê.
+ Dòng biển lạnh: Dòng biển Caliphoocnia, dòng biển Tây Úc
* Các dòng biển ảnh hưởng gì nơi chúng đi qua?
+ Nơi dòng biển nóng: mưa nhiều
+ Nơi dòng biển lạnh: mưa ít.
+ Nơi gặp gỡ 2 dòng biển nóng, lạnh: môi trường hải sản. III. Dòng biển
-Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
- Phân loại: dòng nóng, lạnh
- Phân bố:
+ Dòng biển nóng: Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng tây, gặp LĐ chuyển hướng chảy về cực.
+ Dòng biển lạnh: Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo.
+ Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu; Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu BBC cùng chiều kim đồng hồ, NBC ngược chiều.
+ Ở BBC có dòng biển lạnh xuất phát từ cực men theo bờ Tây các đại dương chảy về XĐ
+ Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương.
+ Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hệ thống lại kiến thức về các vận động của biển và đại dương: sóng biển, thủy triều, dòng biển.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.
Trường hợp HS không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể yêu cầu HS chọn 1 trong hai nhiệm vụ sau:
- Thuận lợi, khó khăn do thủy triều đối đời sống con người.
- Dòng biển ảnh hưởng đến việc hình thành các ngư trường trên biển, các vùng khí hậu ven đại dương.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG
- Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk.
- Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 10, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 10.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập