Giáo án Địa lý 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 10. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

BÀI 6: HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT.
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Học sinh trình bày và giải thích được các hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất; các mùa trong năm, ngày đêm dài ngắn tuỳ theo mùavà theo vĩ độ
2. Kĩ năng:
- Sử dụng hình vẽ để trình bày và giải thích các hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất.
3.Về thái độ:
- Nhận thức đúng về hiện tượng tự nhiên.
4. Định hướng các năng lực được hình thành.
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Hình 6.1, 6.2 trong SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh : Sgk, bút, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Trình bày hệ quả sự luân phiên ngày đêm và giờ trên Trái Đất?
Câu 2: Trình bày hệ quả sự lệch hướng chuyển động của các vật thể?
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Nhà thơ Nguyễn Du đã có 2 câu thơ sau
“Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.”
Trong hai câu thơ trên nhà thơ Nguyễn Du đã nhắc đến các khoảng thời gian nào trong năm? Trong khoảng thời gian đó có những đặc điểm nào?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
Bước 3. HS quan sát, liệt kê, suy luận sau đó GV gọi một số HS trả lời.
Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
1. Mục tiêu:
- Học sinh trình bày và giải thích được chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
- Sử dụng hình vẽ để trình bày và giải thích chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: SGK, hình 6.1
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- GV Yêu cầu HS dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Vào mùa hè, lúc 12 giờ trưa các em thấy vị trí Mặt Trời so với đỉnh đầu của chúng ta như thế nào?
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
- GV kết luận đó là hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
- GV treo hình 6.1 phóng to yêu cầu HS nghiên cứu phần I trong SGK và quan sát hình để trả lời các câu hỏi:
+ Thế nào là hiện tượng MT lên thiên đỉnh?
+ Thế nào là chuyển động biểu kiến của MT?
+ Khu vực nào trên TĐ có hiện tượng MT lên thiên đỉnh?
+ Nguyên nhân của chuyển động biểu kiến do đâu.
- HS dựa vào hình 6.1, kênh chữ trong SGK và hiểu biết để trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. I. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
- Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12h trưa gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh.
- Chuyển động không có thực của Mặt Trời được gọi là chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
- Từ 23027’B đến 23027’N
+ Hai lần ở khu vực nội chí tuyến
+ 1 lần ở chí tuyến bắc và chí tuyến nam
+ Ở ngoại chí tuyến ko có hiện tượng này
- Nguyên nhân: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời.
Hoạt động 2: Các mùa trong năm.
1. Mục tiêu:
- Học sinh trình bày và giải thích được hiện tượng mùa trong năm.
- Sử dụng hình vẽ để trình bày và giải thích được hiện tượng mùa trong năm.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận, báo cáo.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/nhóm.
4. Phương tiện dạy học: SGK, hình 6.2
5. Tiến trình họt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu tất cả HS đọc nội dung phần II, kết hợp sử dụng hình 6.2, cùng với kiến thức của bản thân để trả lời các câu hỏi sau:
+ Mùa là gì?
+ Vì sao có hiện tượng mùa trên Trái Đất?
+ Xác định trên hình 6.2: Vị trí các ngày: xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí và khoảng thời gian của các mùa xuân, hạ, thu, đông.
+ Xác định thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở các nước quen dùng theo dương lịch và các nước dùng theo âm dương lịch.
- HS: Đọc nội dung bài thực hành kết hợp sử dụng hình 2.2, 2.3, 2.4 và phiếu học tập cùng với kiến thức của bản thân để thực hiện nhiệm vụ
Bước 2:
- Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm
+ Nhóm 1: trả lời câu hỏi 1.
+ Nhóm 2: trả lời câu hỏi 2.
+ Nhóm 3: trả lời câu hỏi 3.
+ Nhóm 4: trả lời câu hỏi 4.
- HS thành lập nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký, thảo luận để hoàn thành sản phẩm học tập theo nhóm đã được phân công.
- GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động.
- HS các nhóm cử đại diện trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Báo cáo kết quả và thảo luận.
GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung .
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức. II. Các mùa trong năm.
- Mùa là khoảng thời gian trong một năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
- Nguyên nhân: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên bán cầu Nam và bán cầu Bắc lần lượt ngả về phía Mặt Trời khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo.
- Mùa ở bán cầu Bắc:
+ Mùa xuân: 21/3 đến 22/6
+ Mùa hạ: 22/6 đến 23/9
+ Mùa thu: 23/9 dến 22/12
+ Mùa đông: 22/12 đến 21/3
- Mùa ở bán cầu Nam: ngược lại
Hoạt động 3: Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
1. Mục tiêu:
- Học sinh trình bày và giải thích được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
- Sử dụng hình vẽ để trình bày và giải thích được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận, báo cáo.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cặp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, hình 6.2
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- GV: Yêu cầu HS dựa vào hình 6.2 và hình 6.3, kênh chử SGK thảo luận cặp theo gợi ý:
- Thời gian nào, mùa nào nữa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm, nữa cầu Nam có ngày ngắn hơn đêm? Vì sao?
- Nêu kết luận về hiện tượng ngày đem dài ngắn theo mùa trên Trái Đất.
- Vào những ngày nào khắp nơi trên Trái Đất có ngày dài bằng đêm?
- HS dựa vào hình 6.2, 6.3, kênh chữ trong SGK và hiểu biết trao đổi để trả lời câu hỏi.
- GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động.
- Báo cáo kết quả và thảo luận.
GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung .
- HS các nhóm cử đại diện trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức. III. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
- Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động quanh Mặt Trời nên tuỳ vị trí Trái Đất trên quỷ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa.
+ Mùa xuân và mùa hạ có ngày dài đêm ngắn, mùa thu và mùa đông có ngày ngắn đêm dài.
+ Ngày 21/3 và 23/9: ngày dài bằng đêm.
+ Ở xích đạo độ dài ngày đêm bằng nhau càng xa xích đạo về hai cực độ dài ngày đêm càng chêch lệch.
+ Từ vòng cực về cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24 giờ. Tại hai cực số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài 6 tháng.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
GV giới thiệu luật chơi “ Du hành vũ trụ”:
Câu 1: Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong năm Mặt Trời lần lượt đi qua thiên đỉnh ở các đia điểm trên đất nước Việt Nam trong khoảng thời gian
A. từ 21-3 đến 23-9. B. từ 22-6 đến 22.
C. từ 23-9 đến 21-3. D. từ 22-12 đến 22-6.
Câu 2: Theo dương lịch, mùa hạ ở bán cầu Bắc từ ngày 22-6 đến 23-9. Vậy mùa hạ ở bán cầu Nam theo theo dương lịch sẽ là
A. từ 21-3 đến 22-6. B. từ 22-6 đến 23-9.
C. từ 23-9 đến 22-12. D. từ 22-12 đến 21-3.
Câu 3. Mùa xuân ở nước ta tiết trời thường ấm áp do
A. Vận tốc di chuyển của Trái Đất là lớn nhất nên ít bị đốt nóng.
B. Trái Đất lúc này nằm ở vị trí không quá gần Mặt Trời.
C. trục Trái Đất bắt đầu ngả dần về phía Mặt Trời.
D. Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.
Câu 4. Nơi nào trên Trái Đất có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24h?
A. xích đạo. B. chí tuyến Bắc. C. chí tuyến Nam. D. vòng cực.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức đã học và trả lời những câu hỏi sau:
Câu 1: Dựa vào kiến thức địa lí giải thích câu ca dao sau
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mươi chưa cười đã tối”
Câu 2. Nếu Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không tự quay
quanh trục thì sẽ có những hiện tượng gì xảy ra trên bề mặt Trái Đất ?
Câu 3. Ngày địa cực là gì? Ngày địa cực diễn ra ở đâu?
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Quan sát vị trí mặt trời ở nước ta vào các mùa: Hạ, thu, xuân
- GV yêu cầu HS về nhà đọc bài mới.
- Tìm hiểu các tổ chức liên kết mạng tính khu vực và quốc tế.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 10, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 10.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập