Giáo án Địa lý 10 bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 10. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

BÀI 13: NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN. MƯA
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phân bố mưa trên thế giới
2. Kĩ năng:
- Phân tích bản đồ và đồ thị phân bố lượng mưa theo vĩ độ để hiểu và trình bày về phân bố mưa trên Trái Đất
3.Về thái độ:
- Liên hệ thời tiết khí hậu nước ta, của địa phương và áp dụng vào trong quá trình sản xuất.
4. Định hướng các năng lực được hình thành.
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: xác định mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, sử dụng biểu đồ, lược đồ SGK.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ Phân bố lượng mưa trên thế giới.
- Hình 13.1 (phóng to) trong SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh : Sgk, bút, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Trình bày hoạt động của gió Tây ôn đới và gió mậu dịch?
Câu 2: Trình bày hoạt động của gió mùa?
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức đã học về độ ẩm không khí và mưa ở lớp 6 hãy cho biết mưa được hình thành như thế nào? Có phải mọi nơi trên bề mặt Trái Đất có lượng mưa như nhau không? Nếu không thì giải thích vì sao?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
Bước 3. HS quan sát, liệt kê, suy luận sau đó GV gọi một số HS trả lời.
Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, phân tích để dẫn dắt HS vào bài học mới.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa
1. Mục tiêu:
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phân bố mưa trên thế giới
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/nhóm.
4. Phương tiện dạy học: SGK, hình ảnh, máy chiếu.
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1:
- Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS đọc mục II- kết hợp kiến thức của bản thân để hoàn thiện các câu hỏi sau:
* Khí áp: Khu vực áp thấp và áp cao nơi nào hút gió, nơi nào phát gió và ở đó không khí chuyển động ra sao?
* Frông: Khi hai khối khí nóng, lạnh gặp nhau dẫn đến hiện tượng gì? Tại sao?
*Gió Trong các loại gió thường xuyên, loại gió nào gây mưa nhiều, loại gió nào gây mưa ít? Miền có gió mùa gây mưa nhiều hay ít? Vì sao?
* Dòng biển: Vì sao nơi có dòng biển nóng đi qua thì mưa nhiều, nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít?
* Địa hình” Giải thích ảnh hưởng của địa hình đến lượng mưa.
- HS các nhóm dựa vào kiến thức đã học, đọc mục II.1 SGK- kết hợp kiến thức của bản thân để hoàn thiện các câu hỏi.
Bước 2:
- Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm
+ Nhóm 1,4: báo cáo khí áp và frông.
+ Nhóm 2,5: báo cáo gió.
+ Nhóm 3, 6: báo cáo Dòng biển và địa hình.
- HS thành lập nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký.
- GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động.
- Báo cáo kết quả và thảo luận.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- HS các nhóm cử đại diện trả lời.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức. I. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển.( giảm tải)
II. Những nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa
1. Khí áp
- Khu vực áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao, sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa
- Ở các khu vực khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến nên thường là nơi ít mưa
2. Frông
- Do sự tranh chấp giữu khối không khí nóng và không khí lạnh nên dẫn đến nhiễu loạn không khí, sinh ra mưa
- Miền có Frông, nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường mưa nhiều
3. Gió
- Những vùng nằm sâu trong nội địa, không có gió từ đại dương thổi vào nên ít mưa
- Miền chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch mưa ít vì gió Mậu dịch chủ yếu là khô
- Miền chịu ảnh hưởng của gió mùa thường mưa nhiều vì trong 1 năm có nửa năm gió thổi từ đại dương vào lục địa
4. Dòng biển
- Các miền nằm ven bờ đại dương có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, ngược lại những nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được
5. Địa hình
- Cùng 1 dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít
- Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao càng mưa nhiều. Tuy nhiên. đến 1 độ cao nào đó sẽ không còn mưa
Hoạt động 2: Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa
1. Mục tiêu:
- Phân tích bản đồ và đồ thị phân bố lượng mưa theo vĩ độ để hiểu và trình bày về phân bố mưa trên Trái Đất
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cặp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, hình 13.1, 13,2, máy chiếu.
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- GV yêu cầu HS dựa vào hình 13.1, 13,2 và kiến thức đã học để thảo luận cặp đôi để trả lời các câu hỏi sau:
- Nhận xét và giải thích tình hình phân bố mưa ở các khu vực xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.
- Hãy cho biết lượng mưa phân bố ở các khu vực gần biển và trong lục địa có giống nhau không?
- HS thành lập nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký.
- GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động.
- Báo cáo kết quả và thảo luận.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức. III. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.
1. Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ.
+ Phân bố lượng mưa không đều theo vĩ độ ( từ xích đạo về cực).
+ Khu vực xích đạo mưa nhiều nhất.
+ Hai khu vực chí tuyến mưa ít.
+ Hai khu vực ôn đới mưa nhiều.
+ Hai khu vực ở cực mưa ít nhất.
2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương.
+ Ở mỗi đới từ Tây sang Đông có sự phân bố mưa không đều.
+ Do ảnh hưởng của những yếu tố về lục địa, đại dương, địa hình…
+ Ví dụ: Khu vực Đông Âu và Tây Á, Tây và Đông của Bắc Mĩ, lượng mưa rất khác nhau
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1. Ở cùng một dãy núi nhưng mưa nhiều ở
A. sườn khuất gió. B. sườn đón gió. C. đỉnh núi cao. D. chân núi.
Câu 2. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa là
A. khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình. B. sương mù,mây, mưa, dòng biển.
C. ngưng đọng hơi nước, băng tuyết. D. địa hình, gió, mây, mưa.
Câu 3. Nơi có lượng mưa nhiều nhất trên trái đất là vùng
A. xích đạo. B. chí tuyến. C. ôn đới. D. hai cực.
Câu 4. Lượng mưa càng ít khi càng về gần
A. xích đạo. B. chí tuyến. C. ôn đới. D. hai cực.
Câu 5. Nguyên nhân hình thành các hoang mạc ven bờ các đại dương là do ảnh hưởng của
A. dòng biển nóng. B. dòng biển lạnh. C. khí áp. D. gió mùa.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao miền ven Đại Tây Dương của Tây Bắc châu Phi cũng nằm ở vĩ độ như nước ta, nhưng có khí hậu nhiệt đới khô, còn nước ta lại có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều?
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG
- Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk.
- Xác định các đới khí hậu trên Trái Đất.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 10, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 10.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập