Giáo án địa lý 10 bài 41 + 42 : Chuyên đề môi trường

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 41 + 42: Chuyên đề môi trường. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 10. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Chuyên đề: MÔI TRƯỜNG (BÀI 41+42)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm cơ bản về môi trường, sự phân biệt được các loại môi trường.
- Nắm được chức năng của môi trường và vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người.
- Nắm được khái niệm về tài nguyên, các cách phân loại tài nguyên.
- Hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và phát triển nói chung, ở các nước phát triển và đang phát triển nói riêng.
- Hiểu được những mâu thuẫn, những khó khăn mà các nước đang phát triển phải giải quyết trong mối quan hệ giữa môi trường và phát triển.
- Hiểu được mỗi thành viên trong xã hội đều có thể đóng góp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
2. Kĩ năng
- Liên hệ với thực tiễn Việt Nam, phân tích phê phán những tác động xấu tới môi trường.
3. Thái độ
Có suy nghĩ và thái độ đúng với việc bảo vệ môi trường ở địa phương đang sống.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực phân tích tổng hợp; năng lực giao tiếp, hợp tác giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng số liệu thống kê; năng lực sử dụng video clip, mô hình, năng lực sử dụng mô hình không gian.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ Địa lí tự nhiên thế giới
- Các loại bản đồ về tài nguyên trên thế giới
- Một số hình ảnh về con người khai thác và cải tạo tự nhiên.
- Các hình ảnh phản ánh cách giải quyết mối quan hệ giữa môi trường và phát triển ở các nước khác nhau, các chế độ khác nhau, các nền kinh tế có trình độ phát triển và trình độ quản lí khác nhau.
- Phiếu học tập.
Nội dung Môi trường tự nhiên Môi trường nhân tạo
Nguồn gốc
Quy luật phát triển
Thời gian hình thành và phát triển
Quan hệ với con người

2. Chuẩn bị của học sinh
Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Thế nào là ngành thương mại? Nêu vai trò của ngành thương mại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước?
Câu 2: Trình bày đặc điểm của thị trường thế giới?
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết cá nhân hãy cho biết điều kiện để hình thành mỏ khoảng sản? Với điều kiện hình thành đó theo em khoáng sản là tài nguyên có thể phục hồi hay không
Bước 2. HS học sinh huy động kiến thức suy nghĩ, lựa chọn sau đó GV gọi một số HS trả lời.
Bước 3: GV đánh giá kết quả của HS và dẫn dắt HS vào bài học mới.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
1. Mục tiêu
- Nắm được khái niệm cơ bản về môi trường, sự phân biệt được các loại môi trường.
- Nắm được chức năng của môi trường và vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người.
- Nắm được khái niệm về tài nguyên, các cách phân loại tài nguyên.
Liên hệ với thực tiễn Việt Nam, phân tích phê phán những tác động xấu tới môi trường.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng PP đàm thoại vấn đáp, thảo luận nhóm.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân/nhóm/lớp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, Một số hình ảnh về con người khai thác và cải tạo tự nhiên.
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
* Tìm hiểu khái niệm môi trường
- Bước 1: Yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi:
+ H: Kể tên một số yếu tố tự nhiên quanh ta? Chúng ảnh hưởng đến cuộc sống con người như thế nào?
Đó chính là môi trường tự nhiên.
+ H: Xung quanh ta còn có môi trường nào nữa?
Gọi chung đó là môi trường sống.
- Bước 2: Dựa vào thông tin trong SGK trả lời . GV chuẩn kiến thức.
- Bước 3: GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu thảo luận các nội dung sau:
+ Nhóm 1,2: Điền nội dung vào môi trường tự nhiên
+ Nhóm 3,4: Điền nội dung vào môi trường nhân tạo
- Thảo luận nhóm, điền nội dung vào phiếu học tập và đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Bước 4: Thông qua kết quả hoạt động, giáo viên cho học sinh nêu ví dụ về các nội dung vừa tìm được. GV chuẩn kiến thức.
* Tìm hiểu tài nguyên thiên nhiên
- Bước 1: Yêu cầu HS đọc SGK rút ra khái niệm về tài nguyên thiên nhiên và cách phân loại TNTN.
- Bước 2: Giải thích, làm rõ khái niệm TNTN.
+ H: Em hãy tìm ví dụ chứng minh rằng trong lịch sử phát triển loài người, số lượng các loại tài nguyên được bổ sung không ngừng?
+ H: Lấy ví dụ về tài nguyên không khôi phục được,tài nguyên khôi phục được và tài nguyên không bị hao kiệt.
+ H: Vì sao phải sử dụng tài nguyên khoáng sản một cách tiết kiệm và phải bảo vệ môi trường?
- Bước 3: Nhận xét, chuẩn kiến thức. I. Môi trường
- Môi trường địa lý là không gian bao quanh Trái Đất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con người.
- Môi trường sống của con người là những gì bao quanh cuộc sống con người, có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người. (Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo).
- Con người có thể tác động vào môi trường tự nhiên, làm thay đổi môi trường tự nhiên.
- Phân biệt môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo (thông tin phản hồi – phiếu học tập).
III. Tài nguyên thiên nhiên
- Khái niệm: Là các thành phần của tự nhiên mà trình độ của lực lượng sản xuất sử dụng chúng để tạo ra sản phẩm cho xã hội.
- Khoa học - kỹ thuật ngày càng phát triển thì tài nguyên thiên nhiên càng phong phú đa dạng.
- Phân loại :
+ Theo thuộc tính tự nhiên: Đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản. ..
+ Theo công dụng: Tài nguyên công nghiệp, tài nguyên nông nghiệp, du lịch.
+ Theo khả năng cung cấp :
- Tài nguyên hao kiệt và không bị hao kiệt.
- Nguồn tài nguyên đang bị đe dọa

Hoạt động 2: Tìm hiểu môi trường và sựu phát triển bền vững
1. Mục tiêu
- Hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và phát triển nói chung, ở các nước phát triển và đang phát triển nói riêng.
- Hiểu được những mâu thuẫn, những khó khăn mà các nước đang phát triển phải giải quyết trong mối quan hệ giữa môi trường và phát triển.
- Hiểu được mỗi thành viên trong xã hội đều có thể đóng góp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
- Liên hệ với thực tiễn Việt Nam, phân tích phê phán những tác động xấu tới môi trường.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng PP đàm thoại vấn đáp, thảo luận nhóm.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm/cá nhân/lớp.
4. Phương tiện dạy học: SGK; Phiếu học tập.
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
* Tìm hiểu việc sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển
- Bước 1: Yêu cầu HS đọc và tìm những nội dung được đề cập ở mục I.
- - Bước 2: Đọc SGK và trả lời. GV chuẩn kiến thức.
+ GV giải thích khái niệm phát triển bền vững, ô nhiễm và suy thoái môi trường.
+ H: Tại sao vấn đề môi trường lại có tính toàn cầu và việc giải quyết những vấn đề môi trường đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các quốc gia?
- Bước 3: GV chuẩn kiến thức.
I. Sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển
- Mâu thuẫn giữa sự phát triển nền sản xuất ngày càng tăng với nguồn TNTN có hạn.
- Sự tiến bộ trong kinh tế và KH-KT -> môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng
- Phải sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường -> phát triển bền vững .
- Viêc giải quyết vấn đề môi trường cần phải có những nổ lực lớn về chính trị, kinh tế và KH-KT; có sự phối hợp nổ lực chung của các quốc gia; chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh…

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
-GV yêu cầu HS làm phiếu trắc nghiệm sau:
Câu 1. Sự phát triển của kinh tế, khoa học kĩ thuật làm cho danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng
A. mở rộng. B. ngày càng cạn kiệt.
C. ổn định không thay đổi. D. thu hẹp.
Câu 2. Con người khai thác không khoa học, hợp lý tài nguyên thiên nhiên thì tài nguyên thiên nhiên sẽ càng ngày
A. xấu đi. B. ô nhiễm. C. phát triển. D. cạn kiệt.
Câu 3. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của
A. các cơ quan chức năng. B. Đảng, Nhà nước ta.
C. thế hệ trẻ. D. toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.
Câu 4: Môi trường thiên nhiên bao quanh Trái Đất và có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người trong địa lý học gọi là
A. môi trường tự nhiên . B. môi trường.
C. môi trường địa lí. D. môi trường nhân văn.
Câu 5: Nhận định nào sau đây không đúng về môi trường tự nhiên?
A. Điều kiện thường xuyên và cần thiết để phát triển xã hội.
B. Cơ sở vật chất của sự sống.
C. Cơ sở vật chất của sự tồn tại xã hội.
D. Nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển xã hội.
Câu 6: Loại môi trường phụ thuộc chặt chẽ vào sự tồn tại và phát triển của con người là
A. môi trường tự nhiên. B. môi trường nhân tạo.
C. môi trường sống. D. môi trường địa lí.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu 1. Dựa vào khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng, nước được xếp vào loại tài nguyên nào? Tại sao?
Câu 2. Hãy kể tên một số loại tài nguyên ở địa phuowg em?Hãy xếp chúng vào các nhóm tài nguyên không thể phục hổi, có thể phục hồi và tài nguyên vô tận
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG
- Nắm các kiến thức vừa học.
- Ôn tập chuẩn bị thi học kì 2.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 10, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 10.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập