Giáo án địa lý 10 bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 10. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

BÀI 21: QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Hiểu và trình bày được khái niệm về quy luật địa đới, quy luật phi địa đới, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật này.
- Trình bày được khái niệm và biểu hiện của quy luật địa ô và quy luật đai cao.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện năng lực tư duy (phân tích sự tác động giữa các thành phần, hiện tượng tự nhiên), quy nạp.
3.Về thái độ:
- Nhận thức đúng đắn về quy luật tự nhiên, từ đó biết vận dụng, giải thích các hiện tượng địa lí tự nhiên một cách đúng đắn.
4. Định hướng các năng lực được hình thành.
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sơ đồ, liên hệ thực tế.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, phiếu học tập.
Tiêu mục Quy luật địa ô Quy luật đai cao
Khái niệm
Nguyên nhân
Biểu hiện
2. Chuẩn bị của học sinh : Sgk, bút, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu khái niệm vỏ địa lí. Phân biệt vỏ địa lí với vỏ Trái Đất?
Câu 2. Trình bày khái niệm, sự biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí?
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết nhiệt độ thay đổi như thế nào khi đi từ Xích đạo về 2 cực, từ chân núi đến đỉnh núi? Sựa thay đổi của nhiệt độ sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần tự nhiên nào? Lấy ví dụ cụ thể?
Bước 3. HS liệt kê, suy luận, giải thích sau đó GV gọi một số HS trả lời.
Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS và dẫn dắt HS vào bài học mới.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu Quy luật địa đới
1. Mục tiêu:
- Hiểu và trình bày được khái niệm về quy luật địa đới,
- Biết được nguyên nhân và biểu hiện của quy luật này.
- Rèn luyện năng lực tư duy (phân tích sự tác động giữa các thành phần, hiện tượng tự nhiên), quy nạp.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp/nhóm/báo cáo
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân/nhóm
4. Phương tiện dạy học: SGK.
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1:
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK để trả lời câu hỏi:
- Thế nào là quy luật địa đới?
- Nguyên nhân dẫn đến quy luật địa đới?
- HS đọc SGK để trả lời câu hỏi.
- GV: Chuẩn kiến thức và giải thích khái niệm quy luật địa đới
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi: Tại sao các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí lại thay đổi một cách có quy luật như vậy?
- HS dựa vào kiến thức của bản thân để trả lờicâu hỏi.
- GV chuẩn kiến thức: sự thay đổi của tia sáng Mặt Trời từ xích đạo đến cực khi đến Trái Đất làm cho các thành phần tự nhiên cũng thay đổi theo→ tạo nên quy luật địa đới của nhiều thành phần địa lí và cảnh quan địa lí trên Trái Đất ).
Bước 2:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS dựa vào nội dung trong SGK, bản đồ ở các bài trước và kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi sau:
+ Sự phân bố của vòng đai nhiệt: Trên Trái Đất có mấy vòng đai nhiệt? Hãy kể tên?
+ Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất: Trên Trái Đất có mấy vòng đai khí áp và đới gió? Kể tên?
+ Các đới khí hậu trên Trái Đất: Trên Trái Đất có mấy vòng đai khí hậu? Kể tên?
+ Các đới đất và các thảm thực vật Trên Trái Đất có mấy vòng đai thảm thực vật và đất? Kể tên?
- HS dựa vào nội dung trong SGK và kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
Bước 3:
- Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm
+ Nhóm 1: Trình bày sự phân bố của vòng đai nhiệt
+ Nhóm 2: Trình bày sự phân bố các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất.
+ Nhóm 3: Trình bày sự phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất.
+ Nhóm 4: Trình bày sự phân bố các đới đất và các thảm thực vật
- HS các nhóm cử đại diện trả lời. Các nhóm nhận xét.
- GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động.
- Báo cáo kết quả và thảo luận.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức. I. Quy luật địa đới
1. Khái niệm
Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh qan địa lí theo vĩ độ.
2. Nguyên nhân
Góc chiếu của tia sáng Mặt Trời đến Trái Đất nhỏ dần từ xích đạo về hai cực→ lượng bức xạ Mặt Trời cũng giảm theo.
3. Biểu hiện của quy luật
a) Sự phân bố của vòng đai nhiệt
Trên Trái Đất có 5 vòng đai nhiệt(vòng đai nóng, hai vòng đai ôn hoà, hai vòng đai lạnh, hai vòng đai băng giá vĩnh cữu)
b) Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất
- Có 7 đai áp
- Có 6 đới gió trên hành tinh
c) Các đới khí hậu trên Trái Đất
- Có 7 đới khí hậu chính
d) Các đới đất và các thảm thực vật
- Có 10 kiểu thảm thực vật
- Có 10 nhóm đất

Hoạt động 2: Tìm hiểu quy luật phi địa đới
1. Mục tiêu:
- Hiểu và trình bày được khái niệm về quy luật phi địa đới, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật này.
- Trình bày được khái niệm và biểu hiện của quy luật địa ô và quy luật đai cao.
- Rèn luyện năng lực tư duy (phân tích sự tác động giữa các thành phần, hiện tượng tự nhiên), quy nạp.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp/nhóm/báo cáo
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân/nhóm
4. Phương tiện dạy học: SGK.
5. Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1:
- GV: yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK hãy cho biết khái niệm và nguyên nhân của việc hình thành quy luật phi địa đới?
- HS dựa vào kiến thức SGK để trả lời câu hỏi.
- GV chuẩn kiến thức và giải thích nguyên nhân, giải thích thật cặn kẽ các mối quan hệ nhân quả gián tiếp, từ nguồn năng lượng trong lòng đất→ các dãy núi→ quy luật đai cao; sự phân bố lục địa và đại dương→ quy luật địa ô.
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức, sơ đồ SGK, phiếu học tập và hiểu biết của bản thân hoàn thành các nội dung sau
+ Quy luật đai cao: Khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện.
+ Quy luật địa ô: Khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện.
- HS dựa vào kiến thức SGK, phiếu học tập và hiểu biết của bản thân hoàn thành các nội dung.
- Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm
+ Nhóm 1: Trình bày khái niệm.
+ Nhóm 2: Trình bày nguyên nhân.
+ Nhóm 3: Trình bày biểu hiện.
+ Nhóm 4: Trình bày sự phân bố các đới đất và các thảm thực vật
- HS các nhóm cử đại diện trả lời. Các nhóm nhận xét.
- GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động.
- Báo cáo kết quả và thảo luận.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức. II. Quy luật phi địa đới
1. Khái niệm
Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.
2. Nguyên nhân
Do nguồn năng lượng bên trong lòng đất phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao
3. Biểu hiện của quy luật
a) Quy luật đai cao
- Khái niệm: sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình.
- Nguyên nhân: Do sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao.
- Biểu hiện: Sự phân bố các vành đai thực vật theo độ cao.
b) Quy luật địa ô
- Khái niệm: Sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ.
- Nguyên nhân: Do sự phân bố đất, biển và đại dương.
- Sự thay đổi thảm thực vật theo kinh độ.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Sơ đồ hóa kiến thức đã học.
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Biểu hiện của quy luật địa ô là
A. sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo vĩ độ.
B. sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất
C. sự thay đổi các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ.
D. sự thay đổi các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo độ cao địa hình.
Hướng dẫn trả lời: C.
Câu 2. Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là do
A. nguồn bức xạ mặt trời. B. nguồn năng lượng bên trong trái đất.
C. sự phân bố lục địa và đại dương. D. dạng hình cầu của trái đất.
Câu 3. Trên Trái Đất từ cực Bắc đến cực Nam có bao nhiêu vòng đai nhiệt?
A. 4. B. 6. C. 7. D. 10.
Câu 4. Quy luật địa đới không biểu hiện qua yếu tố
A. khí hậu, thủy văn. B. đất đai, sinh vật.
C. thảm thực vật. D. độ cao địa hình.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu 1: Hãy lấy ví dụ chứng minh rằng địa đới là quy luật phổ biến của các thành phần địa lí?
Câu 2: Biểu hiện của qui luật địa đới ở Việt Nam?
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG
- Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk.
- Tìm hiểu về quy mô dân số thế giới.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 10, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 10.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập