Giáo án Địa lý 10 bài 10: Thực hành nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 10: Thực hành nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 10. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

BÀI 10: THỰC HÀNH NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI
ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới.
- Nhận xét được mối quan hệ giữa sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo.
2. Kĩ năng:
- Xác định được trên bản đồ các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ.
- Trình bày, phân tích và giải thích sự liên quan giữa các khu vực trên bản đồ (lược đồ)
3. Thái độ
- Biết được một số kĩ năng phòng chống động đất, sóng thần.
4. Định hướng các năng lực được hình thành.
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng lược đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ Tự nhiên thế giới
- Hình 10 SGK
2. Chuẩn bị của học sinh : Sgk, bút, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã hoc kết hợp với hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi sau: Các mảng kiến dịch chuyển theo những phương nào? Các vận động của các mảng kiến tạo sinh ra những hệ quả nào?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
Bước 3. HS quan sát, liệt kê, suy luận sau đó GV gọi một số HS trả lời.
Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, phân tích để dẫn dắt HS vào bài học mới.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Xác định các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên bản đồ.
1. Mục tiêu:
- Xác định các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên bản đồ.
- Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/Cá nhân
4. Phương tiện dạy học: SGK, hình 10.
5. Tiến trình hoạt động
Hoạt động GV và HS Nội dung chính
Bước 1. GV cho HS đọc SGK và xác định yêu cầu của bài thực hành.Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm
Nhóm 1, 2: Tìm hiểu xác định các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên trái đất.
- Nhóm 3, 4: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ.
Bước 2: Các nhóm dựa vào các bản đồ và hình 10 (SGK) và tập bản đồ tự nhiên thế giới và các châu lục để hoàn thành nội dung
Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày, học sinh nhận xét, bổ sung.
Bước 4 : Giáo viêm chuẩn kiến thức và nêu một số câu hỏi yêu cầu hoc sinh trả lời để bổ sung KT 1.Yêu cầu bài thực hành
- Xác định các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên TĐ.
- Nhận xét sự phân bố các vành đai động đất núi lửa, các vùng núi trẻ.
- Mối quan hệ giữa các vành đai động đất, núi lửa, núi trẻ với các mảng kiến tạo
2. Nội dung cụ thể
a. Xác định các vành đai động đất, núi lửa.
+ Các vành đai động đất:
- Giữa Đại Tây Dương
- Đông, Tây Thái Bình Dương
- Khu vực Địa Trung Hải
- Trung Á, Tây Á.
+ Vành đai núi lửa:
- Đông, Tây Thái Bình Dương (vành đai lửa Thái Bình Dương)
- Khu vực Địa Trung Hải.
+ Núi trẻ:
- Dãy Himalaya (châu Á)
- Dãy Coocdie, Andet (châu Mỹ)
b.Sự phân bố:
- Các vành đai động đất, núi lửa, núi trẻ thường phân bố trùng nhau.
- Phân bố ở những vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo, nơi có hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh. Một mặt hình thành các dãy uốn nếp, Mặt khác hình thành các đứt gãy, vực thẳm đại dương. Mặt tiếp xúc giữa hai mảng chờm lên nhau là vùng có nhiều động đất, núi lửa
Hoạt động 2: Nhận xét sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ.
1. Mục tiêu:
- Nhận xét được mối quan hệ giữa sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo.
- Trình bày, phân tích và giải thích sự liên quan giữa các khu vực trên bản đồ (lược đồ)
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thảo luận.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/nhóm
4. Phương tiện dạy học: SGK, hình 10, hình 7.3.
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- GV yêu cầu HS quan sát hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển. Đối chiếu với hình 10 – Các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau để rút ra:
- Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ.
- Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ có liên quan gì đến các mảng kiến tạo của Thạch Quyển?
- HS quan sát hình 7.3 và hình 10 kết hợp kiến thức của bản thân và phiếu học tập cùng với để trả lời hoàn thiện các câu hỏi.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- HS các nhóm cử đại diện trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức. 2. Nhận xét sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ.
- Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ thường phân bố trùng khớp nhau
- Các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ thường nằm ở các vùng tiếp xúc của các mảng thạch quyển
3. Nguyên nhân
- Khi các mảng kiến tạo dịch chuyển xô chờm vào nhau hay tách giãn xa nhau thì tại vùng tiếp xúc giữa chúng là nơi xảy ra các hiện tượng đất, núi lửa và các hoạt động kiến tạo núi.

3.3 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1. Dựa vào hình 7.3 và nội dung SGK, hãy nêu tên các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển
1 5.
2 6
3 7
4
Hướng di chuyển của các mảng kiến tạo
1 5.
2 6
3 7
4
Câu 2. Dựa vào hình 10 (tr.38 SGK), kết hợp với hình 7.3 (tr. 27 SGK), hãy cho biết
a. Động đất và núi lửa thường xảy ra ở những khu vực nào trên Trái Đất ?
b. Các vùng núi trẻ thường phân bố chủ yếu ở những khu vực nào trên Trái Đất ?
c. Nhận xét về sự phân bố các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu hỏi. Ở Việt Nam các trận động đất thường xảy ra ở đâu
- đứt gãy Điện Biên-Lai Châu hiện được xem là đứt gãy có tốc độ lớn nhất, nhưng cũng khó vượt quá 3 mm/năm. Đây có lẽ là đứt gãy sinh chấn lớn nhất Việt Nam với các biểu hiện của các trận động đất Tuần Giáo, Điện Biên.
- đứt gãy Sông Đà, Sông Mã cũng được xem là các đứt gãy đang hoạt động.
- đới đứt gãy Sông Hồng.
- Đứt gãy Sông Chảy thể hiện rõ nét ở vùng Lục Yên.
- Hệ thống đứt gãy trượt bằng phải Sông Cả kéo dài hơn 400km từ Lào theo hướng Tây, Tây Bắc về bờ biển Việt Nam.
- Đới đứt gẫy Ia Sir-Sông Ba bắt đầu từ phía Đông Nam thị trấn huyện Ngọc Hồi chạy dọc theo thung lũng Ia Sir, cắt qua thành phố Pleiku, rồi theo thung lũng Sông Ba đi thẳng ra đến bờ biển ở thị xã Tuy Hòa với chiều dài khoảng 240km.
rên Biển Đông, phần lớn các đứt gãy có kích thước nhỏ. Trước đây nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đứt gãy Tây Biển Đông là nguồn gây ra động đất chính trên Biển Đông.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG
- Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk.
- Xem lại kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng sự thay đổi nhiệt độ không khí.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 10, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 10.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập