Bài 177: trang 68 sgk Toán 6 tập 2
Độ C và độ F
Ở nước ta và nhiều nước khác, nhiệt độ được tính theo độ C (chữ dầu của Celsius, đọc là Xen – xi - ớt – xơ ).
Ở Anh, Mỹ và một số nước khác, nhiệt độ được tính theo độ F (chữ đầu của Fahrenheit, đọc là Phe – rơn – hai – tơ). Công thức đổi từ độ C sang độ F là: $F=\frac{9}{5}.C+32$
(F và C ở đây là số độ F và số độ C tương ứng).
a) Tính xem trong điều kiện bình thường, nước sôi ở bảo nhiêu độ F?
b) Lập công thức đổi từ độ F sang độ C rồi tính xem 500F tương đương với bao nhiêu độ C?
c) Ở Bắc cực có một thời điểm mà nhiệt kế đo độ C và nhiệt kế đô độ F cùng chỉ một số. Tìm số đó.
Bài Làm:
a) Vì nước sôi ở 1000C nên công thức đổi từ nhiệt độ C sang nhiệt độ F, ta có:
\(F = {9 \over 5}C + 32 = {9 \over 5}.100 + 32 = 180 + 32 = 212{(^0}F)\)
Vậy nước sôi ở 212 0F.
b) Ta có \(F = {9 \over 5}C + 32\)
\(\Rightarrow C = {5 \over 9}\left( {F - 32} \right)\)
\(\Rightarrow 50^oF={5 \over 9}\left( {50 - 32} \right) = {5 \over 9}.18 = 10^oC\)
c) Hai loại nhiệt kế chỉ cùng một số khi
\(C = {9 \over 5}C + 32\)
\(\Rightarrow \left( {1\frac{4}{5} - 1} \right)C = - 32 \)
\(\Rightarrow {4 \over 5}C = - 32\).
\(\Rightarrow C = -32 \div \frac{4}{5}\)
\(\Rightarrow C=-40\)
Vậy $– 40^oC = – 40^oF$