Nội dung bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. Tóm tắt lý thuyết
a) Tính chất giao hoán \(\frac{a}{b}.\frac{c}{d}=\frac{c}{d}.\frac{a}{b}.\)
b) Tính chất kết hợp: \(\left (\frac{a}{b}.\frac{c}{d} \right ).\frac{p}{q}=\frac{a}{b}.(\frac{c}{d}.\frac{p}{q})\).
c) Nhân với số 1 : \(\frac{a}{b}.1=1.\frac{a}{b}=\frac{a}{b}\).
d) Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng.
\(\frac{a}{b}.\left (\frac{c}{d}+\frac{p}{q} \right )=\frac{a}{b}.\frac{c}{d}+\frac{a}{b}.\frac{p}{q}.\)
Bài tập & Lời giải
Bài 73: trang 38 sgk Toán 6 tập 2
Trong hai câu sau đây, câu nào đúng ?
Câu thứ nhất : Để nhân hai phân số cùng mẫu, ta nhân hai tử với nhau và giữ nguyên mẫu.
Câu thứ hai : Tích của hai phân số bất kì là một phân số có tử là tích của hai tử và mẫu là tích của hai mẫu.
Xem lời giải
Bài 74: trang 39 sgk Toán 6 tập 2
Điền các số thích hợp vào bảng sau:
$a$ | $\frac{-2}{3}$ | $\frac{4}{15}$ | $\frac{9}{4}$ | $\frac{5}{8}$ | $\frac{4}{5}$ | $\frac{4}{15}$ | $0$ | $\frac{13}{19}$ | $\frac{-5}{11}$ | $\frac{}{}$ |
$b$ | $\frac{4}{5}$ | $\frac{5}{8}$ | $\frac{-2}{3}$ | $\frac{4}{15}$ | $\frac{-2}{3}$ | $1$ | $\frac{-6}{13}$ | $\frac{}{}$ | $\frac{}{}$ | $\frac{-19}{43}$ |
$a.b$ | $\frac{}{}$ | $\frac{}{}$ | $\frac{}{}$ | $\frac{}{}$ | $\frac{}{}$ | $\frac{}{}$ | $\frac{}{}$ | $\frac{13}{19}$ | $0$ | $0$ |
Xem lời giải
Bài 75: trang 39 sgk Toán 6 tập 2
Hoàn thành bảng nhân sau (chú ý rút ngắn gọn nếu có thể):
$\times $ | $\frac{2}{3}$ | $\frac{-5}{6}$ | $\frac{7}{12}$ | $\frac{-1}{24}$ |
$\frac{2}{3}$ | $\frac{4}{9}$ | $\frac{}{}$ | $\frac{}{}$ | $\frac{}{}$ |
$\frac{-5}{6}$ | $\frac{}{}$ | $\frac{}{}$ | $\frac{}{}$ | $\frac{}{}$ |
$\frac{7}{12}$ | $\frac{}{}$ | $\frac{}{}$ | $\frac{}{}$ | $\frac{}{}$ |
$\frac{-1}{24}$ | $\frac{}{}$ | $\frac{}{}$ | $\frac{}{}$ | $\frac{}{}$ |
Xem lời giải
Bài 76: trang 39 sgk Toán 6 tập 2
Tính giá trị biểu thức sau một cách hợp lí:
\(A=\frac{7}{19}.\frac{8}{11}+\frac{7}{19}.\frac{3}{11}+\frac{12}{19}\)
\(B= \frac{5}{9}.\frac{7}{13}+\frac{5}{9}.\frac{9}{13}-\frac{5}{9}.\frac{3}{13}\)
\(C=\left (\frac{67}{111}+\frac{2}{33}-\frac{15}{117} \right ).\left (\frac{1}{3}-\frac{1}{4}-\frac{1}{12} \right )\)
Xem lời giải
Bài 77: trang 39 sgk Toán 6 tập 2
Tính giá trị các biểu thức sau:
\(A=a.\frac{1}{2} +a.\frac{1}{3}-a.\frac{1}{4}\) với \(a= \frac{-4}{5}\)
\(B=\frac{3}{4}.b+\frac{4}{3}.b-\frac{1}{2}.b\) với \(b=\frac{6}{19}\)
\(C=c.\frac{3}{4}+c.\frac{5}{6}-c.\frac{19}{12}\) với \(c=\frac{2002}{2003}\)