Nội dung bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. Tóm tắt lý thuyết
1. Khái niệm.
Quy đồng mẫu số của nhiều phân số là biến đổi những phân số đó lần lượt thành những phân số bằng chúng nhưng có cùng mẫu số.
2. Quy tắc quy đồng mẫu số
Muốn quy đồng mẫu số nhiều phân số với mẫu số dương ta làm như sau:
Bước 1: Tìm bội chung của các mẫu (thường là BCNN để làm mẫu chung).
Bước 2: Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu (bằng cách chia mẫu chung cho từng mẫu).
Bước 3: Nhân cả tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng.
Bài tập & Lời giải
Bài 28: trang 19 sgk Toán 6 tập 2
a) Quy đồng mẫu các phân số sau: \(\frac{-3}{16}; \frac{5}{24};\frac{-21}{56}\).
b) Trong các phân số đã cho, phân số nào chưa tối giản ?
Từ nhận xét đó, ta có thể quy đồng các phân số này như thế nào ?
Xem lời giải
Bài 29: trang 19 sgk Toán 6 tập 2
Quy đồng mẫu các phân số sau:
a) \(\frac{3}{8}\) và \(\frac{5}{27}\)
b) \(\frac{-2}{9}\) và \(\frac{4}{25}\)
c) \(\frac{1}{15}\) và $-6$
Xem lời giải
Bài 30: trang 19 sgk Toán 6 tập 2
Quy đồng mẫu các phân số sau:
a) \(\frac{11}{120}\) và \(\frac{7}{40}\)
b) \(\frac{24}{146}\) và \(\frac{6}{13}\)
c) \(\frac{7}{30},\frac{13}{60},\frac{-9}{40}\)
d) \(\frac{17}{60},\frac{-5}{18},\frac{-64}{90}\)
Xem lời giải
Bài 31: trang 19 sgk Toán 6 tập 2
Hai phân số sau đây có bằng nhau không?
a) \(\frac{-5}{14}\) và \(\frac{30}{-84}\)
b) \(\frac{-6}{102}\) và \(\frac{-9}{153}\)