Giải Câu 64 Bài 8: Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp

Câu 64: Trang 92 - SGK Toán 9 tập 2

Trên đường tròn bán kính \(R\) lần lượt đặt theo cùng một chiều, kể từ điểm \(A\), ba cung \(\overparen{AB}\), \(\overparen{BC}\), \(\overparen{CD}\) sao cho: \(sđ\overparen{AB}\)=\(60^0\), \(sđ\overparen{BC}\)=\(90^0\), \(sđ\overparen{CD}\)=\(120^0\)

a) Tứ giác \(ABCD\) là hình gì?

b) Chứng minh hai đường chéo của tứ giác \(ABCD\) vuông góc với nhau.

c) Tính độ dài các cạnh của tứ giác \(ABCD\) theo \(R\).

Bài Làm:

Giải Câu 64 Bài 8: Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp

a) \(\widehat {BA{\rm{D}}} = {{{{90}^0} + {{120}^0}} \over 2} = {105^0}\) (góc nội tiếp chắn \(\overparen{BCD}\))     (1)

\(\widehat {A{\rm{D}}C} = {{{{60}^0} + {{90}^0}} \over 2} = {75^0}\) ( góc nội tiếp chắn\(\overparen{ABC}\) )          (2)

Từ (1) và (2) có:

\(\widehat {BA{\rm{D}}} + \widehat {A{\rm{D}}C} = {105^0} + {75^0} = {180^0}\) (3)

Mà \(\widehat {BA{\rm{D}}}\) và \(\widehat {A{\rm{D}}C}\) là hai góc trong cùng phía tạo bởi cát tuyến \(AD\) và hai đường thẳng \(AB, CD\).

=> \(AB // CD\). Do đó tứ giác \(ABCD\) là hình thang.

Mà $ABCD$ nội tiếp hình tròn nên $ABCD$ là hình thang cân.

Vậy \(ABCD\) là hình thang cân.

(\(BC = AD\) và \(sđ\overparen{BC}\)=\(sđ\overparen{AD}\)=\(90^0\))

b) Gọi $I$ là giao của hai đường chéo \(AC\) và \(BD\).

\(\widehat {CI{\rm{D}}}\) là góc có đỉnh nằm trong đường tròn, chắn cung CD và cung AB, nên:

\(\widehat{CI{\rm{D}}}\)=\(\frac{sđ\overparen{AB}+sđ\overparen{CD}}{2}\)=\({{{{60}^0} +{{120}^0}} \over 2} = {90^0}\)

Vậy \(AC \bot BD\)

c)

Vì \(sđ\overparen{AB}\) = \(60^0\) nên \(\widehat {AOB} = {60^0}\) (góc ở tâm)

Lại có: $\Delta AOB$ cân tại $O$ (vì $OA=OB=R$)

\(=> ∆AOB\) đều => \(AB = R\)

Ta có: $\Delta COD$ cân tại $O$ (vì $OC=OD=R$)

lại có: \(sđ\overparen{BC}\)= \(90^0\) => \(\widehat {COD} = {90^0}\) => $\Delta COD$ vuông cân tại O

=> $BC=\sqrt{2.OB^2}=R.\sqrt{2}$

Vì $ABCD$ là hình thang cân nên $AD=BC=R.\sqrt2$

Ta có: \(sđ\overparen{CD}\)= \(120^0\) => \(\widehat {COD} = {120^0}\)

Từ $O$ kẻ $OH\perp CD,H\in CD$ => \(\widehat {COH} = \frac{1}{2}.\widehat{COD}={60^0}\)

Trong $\Delta COH$ vuông tại $H$ có:

$tan COH=\frac{CH}{OC}=>tan {60^0}=\frac{CH}{R}=>CH=R.\sqrt{3}$

Vậy các cạnh của tứ giác $ABCD$ có độ dài: $BC=AD=R.\sqrt{2};AB=R;CD=R.\sqrt{3}$

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải Bài 8: Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp sgk Toán 9 tập 2 Trang 90 92

Câu 61: Trang 91 - SGK Toán 9 tập 2

a) Vẽ đường tròn tâm \(O\), bán kính \(2cm\).

b) Vẽ hình vuông nội tiếp đường tròn \((O)\) ở câu a)

c) Tính bán kính \(r\) của đường tròn nội tiếp hình vuông ở câu b) rồi vẽ đường tròn \((O;r)\).

Xem lời giải

Câu 62: Trang 91 - SGK Toán 9 tập 2

a) Vẽ tam giác \(ABC\) cạnh \(a = 3cm\).

b) Vẽ đường tròn \((O;R)\) ngoại tiếp tam giác đều \(ABC\). Tính \(R\).

c) Vẽ đường tròn \((O;r)\) nội tiếp tam giác đều \(ABC\). Tính \(r\).

d) Vẽ tiếp tam giác đều \(IJK\) ngoại tiếp đường tròn \((O;R)\).

Xem lời giải

Câu 63: Trang 92 - SGK Toán 9 tập 2

Vẽ các hình lục giác đều, hình vuông, hình tam giác đều cùng nội tiếp đường tròn \((O;R)\) rồi tính cạnh của các hình đó theo \(R\).

Xem lời giải

Xem thêm các bài Toán 9 tập 2, hay khác:

Để học tốt Toán 9 tập 2, loạt bài giải bài tập Toán 9 tập 2 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

PHẦN ĐẠI SỐ

CHƯƠNG 3: HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN

CHƯƠNG 4: HÀM SỐ Y= AX2 (A#0) - PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN

PHẦN HÌNH HỌC

CHƯƠNG 3: GÓC VỚI ĐƯỜNG TRÒN

CHƯƠNG 4: HÌNH TRỤ - HÌNH NÓN - HÌNH CẦU

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.