Giải câu 1 trang 88 sách phát triển năng lực toán 9 tập 1

1. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH (hình 5.21)

Giải câu 1 trang 88 sách phát triển năng lực toán 9 tập 1

a, Giả sử AC = 12cm, AB = 10cm. Giải tam giác AHB.

b, Chứng minh:

i. cosC.cosB = $\frac{HB}{BC}$

ii. BC = AB.cosB + AC.CosC

iii. tanB.sinB = $\frac{HC}{AB}$

iv. SABC = $\frac{1}{2}$.AC.BC.sinC = $\frac{1}{2}$.BA.BC.sinB.

v. AB + AC $\leq \sqrt{2}$.BC

vi. $tan\frac{\widehat{ACH}}{2}=\frac{AH}{HC+AC}$

c, Kẻ HE $\perp $ AB, HF $\perp $ AC.

i. Chứng minh AH = EF

ii. Chứng minh AF.AC = HB.HC = AE.AB = AH$^{2}$ = EF$^{2}$.

iii. Chứng minh $\widehat{AEF}=\widehat{ACB}$; $\widehat{AFE}=\widehat{ABC}$.

iv. Gọi O là trung điểm của BC. Chứng minh AO $\perp $ EF.

v. Kẻ ET $\perp $ EF; FS $\perp $ EF (T $\in $ BH; S $\in $ HC). Chứng minh SH = SC = $\frac{1}{2}$HC; TH = TB = $\frac{1}{2}$HB.

vi. Chứng minh SEFST = $\frac{1}{2}$SABC

vii. Qua B kẻ tia Bx  $\perp $ AB cắt tia AH tại K, qua C kẻ tia Ay $\perp $ Ac cắt tia AH tại G. Chứng minh HB.HC = HK.GH = AH$^{2}$; HA.HK = BA.BE = BH$^{2}$

Bài Làm:

a, BC = $\sqrt{AC^{2}+AB^{2}}=\sqrt{12^{2}+10^{2}}=\sqrt{244}$

AB.AC = AH.BC => AH = $\frac{AB.AC}{BC}$ = 7,68 cm

AB$^{2}$ = BC.BH => BH = $\frac{AB^{2}}{BC}$ = 6,4 cm

tanB = $\frac{AC}{AB}$ = 1,2 => $\widehat{B}=50^{0}11'$

tan$\widehat{BAH}=\frac{BH}{AH}$ = 0,83 => $\widehat{BAH}=39^{0}48'$

b, i. cosC.sinB = $\frac{HC}{AC}$.$\frac{AC}{BC}$ = $\frac{HC}{BC}$

sinC.cosB = $\frac{AB}{BC}$.$\frac{BH}{AB}$ = $\frac{BH}{BC}$

ii. BC = BH + HC = AB.cosB + AC.cosC

iii. tanB.sinB = $\frac{AH}{BH}$.$\frac{AH}{AB}$ = $\frac{AH^{2}}{AB.BH}$ = $\frac{HB.HC}{AB.HB}$ = $\frac{HC}{AB}$

iv. AH = AB.sinB = AC.sinC

SABC = $\frac{1}{2}$.BC.AH = $\frac{1}{2}$.BC.AB.sinB = $\frac{1}{2}$.BC.AC.sinC.

v. BC$^{2}$ = AB$^{2}$ + AC$^{2}$

AB + AC $\leq \sqrt{2}$.BC <=> (AB + AC)$^{2}$ $\leq $ 2BC$^{2}$

<=> AB$^{2}$ + AC$^{2}$ + 2AB.AC $\leq $ 2(AB$^{2}$ + AC$^{2}$)

<=> AB$^{2}$ + AC$^{2}$ - 2.AB.AC $\geq $ 0

<=> (AB - AC)$^{2}$ $\geq $ 0 (luôn đúng)

=> đpcm

vi. Kẻ CI là phân giác của góc C và I thuộc AH => $\widehat{ACI}=\widehat{HCI}=\frac{\widehat{AHC}}{2}$

+ Ta có: SAHC = $\frac{1}{2}$.AH.HC

SACI = $\frac{1}{2}$.AC.CI.sin$\widehat{ACI}$ 

SHCI = $\frac{1}{2}$.HC.CI.sin$\widehat{HCI}$

Mà SAHC = SACI + SHCI 

=>  $\frac{1}{2}$.AH.HC = $\frac{1}{2}$.AC.CI.sin$\widehat{ACI}$ + $\frac{1}{2}$.HC.CI.sin$\widehat{HCI}$

<=> AH.HC = CI.sin$\widehat{HCI}$.(AC + HC)

Mặt khác CI = $\frac{HC}{cos\widehat{HCI}}$

=> AH.HC = $\frac{HC}{cos\widehat{HCI}}$.sin$\widehat{HCI}$.(AC + HC)

<=> AH = tan$\widehat{HCI}$.(AC + HC)

<=> tan$\widehat{HCI}$ = $\frac{AH}{AC+HC}$

<=> tan$\frac{\widehat{AHC}}{2}$ = $\frac{AH}{AC+HC}$ (đpcm)

c, 

Giải câu 1 trang 88 sách phát triển năng lực toán 9 tập 1

i. Xét tứ giác AEFH có: AE // HF (cùng vuông góc AC); AF //HE (cùng vuông góc với AB)

=> AEFH là hình bình hành

Hình bình hành AEFH có $\widehat{A}=90^{0}$ => AEFH là hình chữ nhật 

=> AH = EF

ii. Xét tam giác vuông AHC có HF là đường cao => AH$^{2}$ = AF.AC

Xét tam giác vuông ABC có AH là đường cao => AH$^{2}$ = BH.HC

=> AH$^{2}$ = AF.AC = BH.HC

Mà EF = AH => EF$^{2}$ = AH$^{2}$ = AF.AC = BH.HC

iii. Xét tam giác vuông AHC có HF là đường cao => AH$^{2}$ = AF.AC

Xét tam giác vuông AHB có HE là đường cao => AH$^{2}$ = AE.AB

=> AF.AC = AE.AB => $\frac{AE}{AC}=\frac{AF}{AB}$

Xét tam giác AEF và tam giác ACB có :

  • góc A chung
  • $\frac{AE}{AC}=\frac{AF}{AB}$

=> $\Delta AEF\sim \Delta ACB$

=> $\widehat{AEF}=\widehat{ACB}$; $\widehat{AFE}=\widehat{ABC}$.

iv. Tam giác ABC vuông tại A có AO là đường trung tuyến => AO = $\frac{1}{2}$BC = OB = OC

+ Tam giác OAB có: OA = OB => Tam giác OAB cân tại O

=> $\widehat{OAB}=\widehat{OBA}$ (1)

+ AEFH là hình chữ nhật => AH = EF.

+ Gọi I là giao điểm của AH và EF => IA = IH = IE = IF

+ Tam giác EIA có IA = IE => Tam giác EIA cân tại I 

=>  $\widehat{IEA}=\widehat{IAE}$ (2)

Mà $\widehat{OBA}+\widehat{IAE}=90^{0}$ (3)

Từ (1), (2) và (3) => $\widehat{IEA}+\widehat{IAE}=90^{0}$ hay AI $\perp $ EF

v. Ta có: $\widehat{TEH}+\widehat{HEF}=90^{0}$

              $\widehat{THE}+\widehat{EHA}=90^{0}$

Mà $\widehat{HEF}=\widehat{EHA}$ (vì AEFH là hình chữ nhật )

=>  $\widehat{TEH}=\widehat{THE}$

=> Tam giác ETH cân tại T => ET = TH (1)

Ta có: $\widehat{EBT}+\widehat{THE}=90^{0}$ (tam giác HEB vuông tại E)

          $\widehat{BET}+\widehat{TEH}=90^{0}$ 

Mà $\widehat{TEH}=\widehat{THE}$ (chứng minh ở trên)

=> $\widehat{EBT}=\widehat{EBT}$

=> Tam giác TEB cân tại T => ET = TB (1)

Từ (1) và (2) => TH = TB = $\frac{1}{2}$HB

Chứng minh tương tự ta có: SH = SC = $\frac{1}{2}$HC

vi. EFST là hình thanh vuông (vì ET $\perp $ EF và FS $\perp $ EF)

SEFST = $\frac{(TE+FS).EF}{2}$ = $\frac{(\frac{1}{2}HB+\frac{1}{2}HC).EF}{2}$ = $\frac{\frac{1}{2}(HB+HC).EF}{2}$ = $\frac{1}{4}$.BC.EF = $\frac{1}{4}$.BC.AH

SABC = $\frac{1}{2}$.BC.AH

=> SEFST = $\frac{1}{2}$SABC

vii. 

Giải câu 1 trang 88 sách phát triển năng lực toán 9 tập 1

+ AH$^{2}$ = HB.HC (*)

+ Xét tam giác ABK vuông tại B và BH là đường cao

=> BH$^{2}$ = AH.HK (3)

+ Xét tam giác ACG vuông tại  C có CH là đường cao:

=> CH$^{2}$ = AH.HG (4)

=> Nhân vế với vế của (3) và (4) ta có:

BH$^{2}$.CH$^{2}$ = AH.HK.AH.HG = AH$^{2}$.HK.HG

<=> BH$^{2}$.CH$^{2}$ = BH.CH.HK.HG (AH$^{2}$ = HB.HC)

<=> BH.CH = HK.HG (**)

Từ (*) và (**) =>  AH$^{2}$ = HB.HC = HK.HG

+ Xét tam giác AHB vuông tại H có HE là đường cao => BH$^{2}$ = BE.AB (5)

Từ (3) và (5) => BH$^{2}$ = BE.AB = AH.HK

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải phát triển năng lực toán 9 bài tập tổng hợp: Hệ thức lượng trong tam giác vuông

2. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Phân giác trong của góc BAC cắt BC tại I.

a, Kẻ phân giác ngoài của góc BAC cắt BC tại D. Chứng minh $\left | \frac{1}{AB}-\frac{1}{AC} \right |=\frac{\sqrt{2}}{AD}$.

b, Gọi J là điểm cố định thuộc phân giác trong của góc A, đường thẳng d qua J cắt AB, AC lần lượt tại P và Q. Chứng minh $\frac{1}{AP}+\frac{1}{AQ}$ không đổi.

c, Kẻ tia Bz và BT lần lượt là các phân giác trong và phân giác ngoài của góc ABC. Kẻ AN vuông góc với Bt, N thuộc Bt. Kẻ AM vuông góc với Bz, M thuộc Bz. Chứng minh MN // BC.

Xem lời giải

3. Cho tam giác ABC có BC = 2a không đổi, điểm A di chuyển sao cho $\widehat{BAC}=90^{0}$.

a, Tìm giá trị lớn nhất của diện tích tam giác ABC.

b, Tìm giá trị lớn nhất của EF.

c, Tìm giá trị lớn nhất của diện tích tứ giác AEHF.

d, Lấy các điểm M1 $\in $ AB, M2 $\in $ AC; M3, M4 $\in $ BC sao cho M1M2M3M4 là hình chữ nhật. Tìm giá trị lớn nhất của diện tích hình M1M2M3M4

Xem lời giải

4. Bác Lâm có một mảnh vải thừa hình tam giác vuông có kích thước hai cạnh góc vuông lần lượt là 1m và 2,5m. Bác muốn tận dụng cắt ra một miếng vải hình chữ nhật có một cạnh thuộc cạnh huyền của mảnh vải ban đầu. Em hãy giúp bác tìm cách cắt dược mảnh vải hình chữ nhật có diện tích lớn nhất. (Gợi ý: Áp dụng kết quả của bài 3d)

Xem lời giải

Xem thêm các bài Bài tập phát triển năng lực toán 9, hay khác:

Để học tốt Bài tập phát triển năng lực toán 9, loạt bài giải bài tập Bài tập phát triển năng lực toán 9 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.