A. Hoạt động cơ bản
1. Chơi trò chơi "hái hoa"
2. Chơi trò chơi: Tạo "nhân hoá".
Hướng dẫn (sgk trang 72)
Xem lời giải
B. Hoạt động thực hành
1. Đọc bài thơ sau, thảo luận và trả lời câu hỏi ở dưới:
Em thương,
Em thương làn gió mồ côi
Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây
Em thương sợi nắng đông gầy
Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng.
(Nguyễn Ngọc Ký)
a. Trong bài thơ, làn gió và sợi nắng được nhân hoá nhờ những từng ngữ nào?
b. Em thấy làn gió và sợi nắng trong bài thơ giống ai
Chọn ý thích hợp ở cột B cho mỗi sự vật nêu ở cột A.
c. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống và ghi vào vở:
Tác giả bài thơ rất.... những đứa trẻ mồ côi, cô đơn và những người ốm yếu, không nơi nương tựa.
Xem lời giải
2. Đóng vai chị đội trưởng để báo cáo với thầy (cô) tổng phụ trách kết quả tháng thi đua " Xây dựng Đội vững mạnh"
Xem lời giải
3. Chọn các chữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
Tôi đi qua đình. Trời (giét, rét, dét) đậm, rét (buốt, buốc). Nhìn thấy cây nêu (ngất, ngấc) ngưởng trụi (lá, ná) (trước, trướt) sân đình, tôi tính thầm: “A, còn ba hôm nữa lại Tết, Tết hạ cây nêu!” Nhà (lào, nào) khá giả (lại, nại) gói bánh (chưng, trưng). Nhà tôi thì không (biết, biếc) Tết hạ cây nêu là cái gì. Cái tôi mong nhất bây giờ là ngày (làng, nàng) vào đám. Tôi bấm đốt (tay, tai): mười một hôm nữa.
(Theo Duy Khán)