Zalo được công bố vào thời điểm cuối năm 2012 bởi một kĩ sư người Việt. Ban đầu, Zalo chỉ được biết đến như một ứng dụng liên lạc trên di động với khả năng kết nối ổn định và nhanh chóng. Xét về phương diện này, Zalo được đánh giá là “ăn đứt” so với Facebook.
Hiện tại, sản phẩm này đã mở rộng phạm vi dịch vụ, hướng đến các đời sống thiết yếu của con người như ăn, uống, đi lại, sức khỏe,…Đây đang là ứng dụng trong hoạt động của nhiều cơ quan nhà nước.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của Zalo luôn được chứng minh bằng những con số đáng nể. Vào tháng 4/2016, Zalo chia sẻ với người dùng khi ứng dụng này đã thu hút được 50 triệu người sử dụng. Và chỉ sau 5 tháng sau đó, tức là vào tháng 9/2016, doanh nghiệp này tiếp tục đón nhận tin vui khi con số mà họ đạt được đã cán mốc 60 triệu người dùng. Và sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nhiều khi mới đây, con số 70 triệu người dùng ứng dụng Zalo đã được doanh nghiệp này công bố. Đó thực sự là sự tăng trưởng ổn định và đáng ngưỡng mộ của doanh nghiệp này.
Với mốc 70 triệu người dùng, đây sẽ là một trong những mốc quan trọng để Zalo cho thấy được khả năng của mình ở thời điểm hiện tại cũng như trong thời gian sắp tới.
Có thể nói, để có được những con số ấn tượng như vậy, Zalo đã không chỉ cố gắng và nắm bắt thị trường ứng dụng OTT tại Việt Nam mà còn có những hướng đi tích cực khi đưa những sản phẩm của mình đi ra thị trường quốc tế. Sau một thời gian ngắn ra mắt, ứng dụng Việt Nam này đã thu hút được 2 triệu người sử dụng tại Myanmar. Đây thực sự là một kết quả bất ngờ khi Zalo chọn thị trường Myanmar là nơi giới thiệu sản phẩm đầu tiên tại nước ngoài. Con số này là động lực để Zalo cố gắng đưa sản phẩm của mình ho nhiều người dùng được biết đến trong thời gian tới ở cả thị trường Myanmar và một số thị trường khác.
Để có thể cung cấp dịch vụ tại thị trường Myanmar. Zalo đã thiết lập một máy chủ riêng cho thị trường này. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sẽ từng bước tối ưu sản phẩm trên Zalo để có thể chạy ứng dụng một cách tốt nhất trên các thiết bị phổ biến.
Từ những thử nghiệm đầu tiên cho thấy, Myanmar đang là một thị trường tiềm năng cho ứng dụng Zalo Việt khi đất nước này đang trên đà phát triển và hội nhập cùng với 52 triệu dân. Đây được đánh giá là thị trường có tiềm năng để các công ty công nghệ có thể đầu tư vào nếu muốn mở rộng thị trường.
Kết luận: Zalo đang dần trở thành một ứng dụng phổ biến ở trong nước và dần đi ra thị trường quốc tế. Là ứng dụng gần gũi, có kết nối ổn định cùng nhiều tính năng hấp dẫn… khiến con số người dùng của Zalo không ngừng tăng lên. Sử dụng Zalo rất dễ, nếu chưa nắm rõ, bạn có thể tham khảo bài viết “ Zalo toàn tập, cẩm nang từ A đến Z” để sử dụng hiệu quả hơn.