Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 7 Kết nối bài 3: Văn bản đọc - Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

3.     VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Nêu cảm nhận về tính cách của nhân vật người bố. Chỉ ra một số chi tiết khiến em có những cảm nhận đó.

Câu 2:  Liệt kê những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật "tôi" về bố và bạn Tí. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nào của nhân vật "tôi"?

Câu 3: Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật nào? Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có tác dụng gì?

Câu 4: Vì sao nhân vật "tôi" có thể giúp bố cứu được bạn Tí?

Câu 5: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Bài Làm:

Câu 1: 

– Cảm nhận về tính cách của nhân vật người bố: là một người cẩn thận tỉ mỉ, yêu thiên nhiên, yêu thương với đứa con và có phương pháp giáo dục hiện đại (dạy con thông qua thực hành) => Người bố luôn theo dõi, động viên, khích lệ để đứa con tiến bộ hơn.

– Một số chi tiết khiến em có những cảm nhận đó là:

+ Yêu cầu con nhắm mắt và chạm tay vào những bông hoa và đoán xem đó là loài hoa gì.

+ Yêu cầu con ngửi hương thơm và đoán các loài hoa.

+ Đố con tìm viên kẹo, đoán khoảng cách….

Câu 2:  

- Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố: 

+ yêu quý

+ gần gũi với bố, đón nhận từng cử chỉ chăm sóc của bố với lòng biết ơn: bố làm cho “tôi” chiếc bình tưới xinh xắn, dạy “tôi” cách cảm nhận về khu vườn

+ bố là món quà “bự” nhất của tôi,...

- Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về Tí:

+ coi Tí là người bạn thân nhất, sẵn sàng chia sẻ với bạn bí mật ngọt ngào, hạnh phúc của hai bố con

+ thấy tên bạn Tí đẹp và hay hơn mọi âm thanh, thích gọi bạn để được nghe cái tên ấy vang lên,...

=> Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nhạy cảm, tinh tế, biết yêu thương mọi người. Cậu có một tình cảm ngưỡng mộ bố và quý mến bạn vô cùng

Câu 3: 

- Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật “tôi”.

- Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có tác dụng làm nhiệm vụ dẫn dắt kể lại toàn bộ câu chuyện, và người kể xưng tôi khiến cho câu chuyện đáng tin cậy, chân thật hơn và nhân vật dễ dàng bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình hơn.

Câu 4: 

Nhân vật “tôi” có thể giúp bố cứu được bạn Tí nhờ vào khả năng lắng nghe âm thanh tài tình. Cậu đã phát hiện chính xác vị trí của Tí khi nghe thấy tiếng hét.

Câu 5: 

  • Giá trị nội dung: 

Qua cách cảm nhận tuyệt vời của nhân vật tôi qua xúc giác, qua mùi hương của các loài hoa, ta thấy được sự trân trọng, yêu quý dành cho thiên nhiên, cuộc sống. Hơn nữa, từ tình cảm bố con thắm thiết đã nuôi dương tâm hồn đứa trẻ trong cách cảm nhận, giúp đứa trẻ nhận ra thiên nhiên là món quà quý giá to lớn mà cuộc sống ban tặng.

  • Giá trị nghệ thuật: 

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất hấp dẫn, đưa người đọc tham gia trực tiếp vào câu chuyện.

- Ngôn ngữ đối thoại sinh động, lôi cuốn người nghe

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 Kết nối bài 3: Văn bản đọc - Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

1.     NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Ngọc Thuần.

Câu 2: Tác phẩm “Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ” thuộc thể loại gì? Nêu vài nét về đặc điểm thể loại văn bản đó.

Câu 3: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm

Câu 4: Theo em, phương thức biểu đạt chính của tác phẩm là gì?

Câu 5: Tác giả đã kể chuyện theo ngôi nào?

Câu 6: Em hãy tóm tắt tác phẩm bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 7-9 câu).

Câu 7: Tác phẩm có thể chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi đoạn là gì?

Xem lời giải

2.     THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Nhân vật “tôi” trong tác phẩm hiện lên là một con người như thế nào?

Câu 2: Theo em, nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ gợi điều gì thú vị?

Câu 3: Khi "vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ", nhân vật "tôi" đã phát hiện được những "bí mật" gì?

Câu 4: Điều bí mật nhân vật "tôi" muốn chia sẻ là gì?

Câu 5: Khi "vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ", nhân vật "tôi" đã phát hiện được những "bí mật" gì?

Câu 6: Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật "tôi" khi nghe bố giảng giải về món quà

Xem lời giải

4.     VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Liệt kê những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật "tôi" về bố và bạn Tí. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nào của nhân vật "tôi"?

Câu 2: Em có đồng tình với những điều nhân vật người bố nói về các "món quà" không? Vì sao?

Câu 3: Khi vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, nhân vật tôi đã phát hiện được những bí mật gì? Theo em những bí mật ấy mang lại điều gì cho cuộc sống hằng ngày của nhân vật?

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.