Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 7 Kết nối bài 5: Thực hành tiếng Việt - Dấu câu, biện pháp tu từ

 4.     VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Em hãy viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép so sánh và nhân hóa.

Câu 2: Em hãy viết Đoạn văn ngắn có sử dụng dấu gạch ngang.

Bài Làm:

 Câu 1: 

Bầu trời buổi sáng sớm thật là trong lành làm sao. Những cô mây dậy thật sớm, dạo chơi trên những đồi núi cao đằng xa. Các bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non. Ông mặt trời như lòng đỏ trứng gà được đặt trên chiếc mâm màu xanh dương. Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá. Từng chú chim đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới. Tất cả hài hòa và cùng tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật sống động.

Đoạn văn đã sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh ở:

- Nhân hóa: cô mây, các bé sương, chị gió, chú chim

- So sánh: Ông mặt trời như lòng đỏ trứng gà được đặt trên chiếc mâm màu xanh dương.

Câu 2: 

Mẹ - tiếng gọi đầy thân thương, tự hào. Con người sinh ra mong muốn được sống trong tình yêu thương của mẹ. Bởi đó là người đã đem lại cho chúng ta sự sống, nuôi lớn và chăm sóc chúng ta trưởng thành. Từ khi con nằm trong bụng mẹ, đến khi chào đời và khôn lớn, mẹ là người bảo vệ và chăm sóc. Nhờ có bầu sữa ngọt ngào của mẹ nuôi lớn những đứa con. Hành trình trưởng thành của đứa con luôn có bàn tay của mẹ nắm lấy. Khi cuộc sống gặp phải giông bão thì mẹ luôn là bến đỗ bình yên nhất, bao dung và chào đón chúng ta trở về. Nhưng không phải ai cũng may mắn khi được sống trong tình cảm đó. Bởi vậy, chúng ta cần biết yêu thương và trân trọng người mẹ của mình. Với học sinh, điều cần làm là cố gắng học tập tốt, rèn luyện đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội. Mỗi người hãy biết trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng, đáng quý.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 Kết nối bài 5: Thực hành tiếng Việt - Dấu câu, biện pháp tu từ

1.     NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Dấu câu là gì và tác dụng của dấu câu?

Câu 2: Nêu một vài dấu câu em biết.

Câu 3: Dấu gạch ngang là gì? Tác dụng?

Câu 4: Em hãy phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối

Câu 5: Biện pháp tu từ là gì? Nêu một  vài biện pháp tu từ em biết.

Câu 6: Biện pháp tu từ so sánh là gì?

Câu 7: Em hãy đặt hai câu có sử dụng biện pháp so sánh.

Xem lời giải

2.     THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Viết lại đoạn văn sau bằng cách sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý được liệt kê.

“Trẻ em có bổn phận sau đây: yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn; thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.”

Câu 2: Điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau đây

“Tuần trước, vào một buổi tối, có hai người bạn học cũ đến thăm tôi: Châu họa sĩ và Hiền kĩ sư một nhà máy cơ khí. Châu hỏi tôi Cậu có nhớ thầy Bản không? Nhớ chứ! Thầy Bản dạy vẽ bọn mình hồi nhỏ phải không”

Câu 3: Nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong các ví dụ dưới đây:

a, Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:

- Hức, thông ngách sang nhà ta? Nghe dễ nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.

b, Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-nô-cô, thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng “cô nàng” gọi đùa người yêu.

c, Rồi cả nhà- trừ tôi- vui như Tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê, được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế.

d, Lần cuối cùng vào năm 1972, chiếc cầu bị không quân Mĩ ném bom la-de.

e, Đi suốt chiều dài hơn hai ngàn mét ở phần ngoài của Động Phong Nha, du khách có cảm giác như lạc vào thế giới khác lạ- thế giới của tiên cảnh.

g, Đẹp quá đi, mùa xuân ơi- mùa xuân của Hà Nội thân yêu.

Câu 4: Phân tích cái hay của câu ca dao do phép so sánh đem lại

“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than.”

Câu 5: Biện pháp tu từ so sánh trong câu ca dao sau có tác dụng gì?

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”

Xem lời giải

3.     VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Chỉ ra tác dụng dấu gạch ngang trong các câu sau:

  1. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu [...].(Vũ Bằng)
  2. Có người khẽ nói:

– Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

Ngài cau mặt, gắt rằng:

– Mặc kệ!

Câu 2: Tìm những hình ảnh so sánh trong đoạn thơ sau:

“Anh đội viên mơ màng.

Như nằm trong giấc mộng.

Bóng bác cao lồng lộng.

Ấm hơn ngọn lửa hồng.”

Câu 3: Em hãy cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong các câu thơ sau:

a.“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

  1. “Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Câu 4: Tìm trong văn bản ‘’Trở gió’’ 2 câu văn sử dụng biệt pháp tu từ so sánh , 2 câu văn sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và nêu tác dụng của biện pháp tu từ dó trong từng trường hợp cụ thể

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.