Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 7 Kết nối bài 1: Văn bản đọc - Đi lấy mật

1.     VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Trình bày cảm nhận của em về một chi tiết em ấn tượng nhất trong đoạn trích Đi lấy mật bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu)

Câu 2: Trình bày nhận xét về cách “thuần hóa” ong rừng khác biệt của người dân vùng  U Minh.

Bài Làm:

4.     VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: 

Trong đoạn trích “Đi lấy mật” có rất nhiều chi tiết rất ấn tượng, nhưng em ấn tượng nhất là đoạn tác giả miêu tả lại khung cảnh thiên nhiên của rừng tràm khi “ban mai dần dần biến đi”. Theo lời kể của An, khi mấy cha con ăn cơm xong thì bóng nắng mới bắt đầu lên, gió cũng bắt đầu thổi rao rao cùng với vô vàn ánh sáng vàng gieo xuống mặt đất. Đó quả thật là một khoảnh khắc đáng quý đầu tiên khi một ngày mới bắt đầu. Ở nơi rừng tràm hoang sơ ấy, tiếng chim hót líu lo trên rặng cây, nắng làm bốc hương hoa tràm lên ngây ngất, gió đưa mùi hương lan ra khắp rừng. Chao ôi! Thử hình dung về một vẻ đẹp tinh khôi đến thế, lòng người mới cảm thấy nhẹ bâng, như được gột rửa hết bao muộn phiền. Đặc biệt hơn cả, chúng ta không thể không kể đến hình ảnh của mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, chúng luôn luôn biến đổi màu sắc không ngừng mỗi khi có biến động nào đó và hàng nghìn con chim đủ các loại đang vỏt cánh bay lên. Chi tiết mô tả vẻ đẹp phong phú, sống động của rừng thực sự đã để lại ấn tượng không thể nào quên cho người đọc.

Câu 2: 

– Người dân có một cách “thuần hóa” ong rừng vô cùng khác biệt so với các vùng miền khác. Để nuôi ong rừng, trước tiên họ phải chọn kèo, nhưng không phải kèo nào cũng đặt được tổ ong rừng. Việc lựa chọn kèo phải dựa trên nhiều yếu tố như: vị trí của kèo, hướng gió, độ cao, độ dốc, mật độ cây trồng xung quanh, và khoảng cách đến các mạch nước.

– So với các vùng miền khác, cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh không dựa trên việc tạo ra tổ ong rừng nhân tạo bằng các vật liệu như đồng, đất nung, sành, ruộng thân cây hay rơm. Thay vào đó, họ đợi ong rừng tự bay về và tự xây tổ trên kèo đã được chuẩn bị sẵn. Việc này đòi hỏi sự tính toán, mắt nhìn và đầu óc tính toán cực kì chi tiết, kỹ lưỡng của những “dân ăn ong” lành nghề, từng trải qua nhiều thất bại.

– Tóm lại, cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh rất khác biệt so với các vùng miền khác và đòi hỏi một số kỹ năng đặc biệt như tính toán, mắt nhìn và đầu óc tính toán cực kì chi tiết, kỹ lưỡng của những “dân ăn ong” lành nghề.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 Kết nối bài 1: Văn bản đọc - Đi lấy mật

1.     NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Những đặc điểm, cảnh vật nào của rừng U Minh được miêu tả trong đoạn trích Đi lấy mật?

Câu 2: Người kể chuyện trong đoạn trích Đi lấy mật có điểm gì khác so với người kể chuyện trong truyện Bầy chim chìa vôi?

Câu 3: Xác định ngôi kể và người kể chuyện của văn bản Đi lấy mật. Thử chuyện vai kể sang nhân vật khác và nhận xét về sự thay đổi được tạo nên?

Câu 4: Liệt kê những ấn tượng của em về con người và rừng phương Nam.

Câu 5: Nêu bố cục văn bản “Đi lấy mật”

Xem lời giải

2.     THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 1: Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7 câu nêu cảm nhận của mình về bức tranh thiên nhiên đất rừng phương Nam được nhà văn Đoàn Giỏi khắc họa trong đoạn trích trên?

Câu 2: Thông qua đoạn trích “Đi lấy mật” hãy phân tích đặc điểm và đưa ra nhận xét về nhân vật Cò.

Câu 3: Dựa vào lời kể và cảm nhận của người kể chuyện em hãy khái quát đặc điểm tính cách của các nhân vật được nhắc đến trong văn bản Đi lấy mật

Xem lời giải

3.     VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: “Thằng Cò nghe tôi chịu thua, nó bèn vênh mặt lên cười”, “nó cũng không thèm chú ý đến vẻ mặt đăm đăm của tôi”, “nó chành môi ra cười hì hì, trông cái miệng thấy ghét quá”. Những câu văn này có bạn cho rằng An không có thiện cảm với Cò. Em có suy nghĩ gì về điều này?

Câu 2: Thông qua hai văn bản “Bầy chim chìa vôi” và “Đi lấy mật” em hiểu biết thêm gì về thế giới tự nhiên?

Câu 3: Tác giả muốn gửi gắm bài học/ ý nghĩa gì thông qua câu chuyện “Đi lấy mật”

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.