Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 7 Kết nối bài 3: Thực hành tiếng việt - Số từ

1.     NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Số từ là gì?

Câu 2: Số từ phân làm mấy loại?

Câu 3: Chức năng số từ là gì và nêu ví dụ.

Câu 4: Ý nghĩa của số từ là gì?

Câu 5: Nêu ví dụ về số từ

Bài Làm:

Câu 1: 

Số từ là từ dùng để xác định thứ tự và số lượng của sự vật nào đó, khi dùng để chỉ thứ tự của vật thì vị trí của số từ thường ở phía sau danh từ, còn khi dùng để miêu tả số lượng của vật thì vị trí của số từ thường đứng trước danh từ.

Câu 2: 

Số từ có thể chia làm hai loại: số từ chỉ số lượng và số từ chỉ thứ tự.

Số từ chỉ số lượng thường đứng trước danh từ bao gồm số từ chỉ số lượng xác định, như: một, hai, ba,…và số từ chỉ số lượng ước chừng như: vài, dăm, mươi,…

Câu 3: 

Về chức năng ngữ pháp: số từ thường đứng trước danh từ, tính từ, động từ để bổ sung ý nghĩa cho chúng, tạo thành các cụm từ.

Ví dụ: Tôi lấy hai con búp bê từ trong tủ ra đưa cho em.

Câu 4: 

Chúng cho biết số lượng và số thứ tự của sự vật trong không gian.

Câu 5: 

- Hôm nay lớp chúng em quyên góp đồ dùng cho đồng bào bão lụt được bốn mươi bộ quần áo.

=> Số từ là “bốn mươi” đứng trước danh từ “bộ quần áo” để chỉ số lượng.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 Kết nối bài 3: Thực hành tiếng việt - Số từ

2.     THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1:  Các em hãy đặt 10 câu, trong đó 5 câu có số từ chỉ số lượng, 5 câu có số từ chỉ thứ tự.

Câu 2: Xác định số từ trong những câu sau và hãy cho biết đó là loại số từ gì:

  1. Đối với tôi, Nguyễn Nhật Ánh là tác giả số một trong lòng tôi.
  2. Cái thác đó là cái thứ bảy mà chúng ta nhìn thấy trong suốt chuyến thăm quan.
  3. Năm trăm người trong hội trường đều cảm động trước câu chuyện gia đình hoàn cảnh và nghị lực vượt khó của bạn Lan Anh.
  4. Nếu anh ấy thích bạn thì sau khi tan làm, anh ấy sẽ liên lạc với bạn đầu tiên.
  5. Ông bà ngoại ở quê có nuôi một đàn gà bảy mươi con.

Câu 3: Điền số từ thích hợp vào các câu văn, câu thơ dưới đây:

a.

... đàn cò trắng bay tung

Bên nam bên nữ ta cùng hát lên

(Theo ca dao)

b.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau... chiều

(Theo ca dao)

c.

Yêu nhau cau... bổ...

Ghét nhau cau... bổ ra làm...

(Theo ca dao)

  1. Cây đa... năm nay đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn đó là cả... tào cổ kính hơn cả thân cây....., ..... đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình.

Câu 4:  Tìm số từ trong các câu sau và giải thích ý nghĩa của chúng:

  1. Tôi có một cái răng khểnh.
  2. Khi gặp cô, em sẽ nhớ là có hai người cùng giữ chung một bí mật.

Xem lời giải

3.     VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy.

Một canh… hai canh… lại ba canh,

Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

                                     (“Không ngủ được” – Hồ Chí Minh)

Câu 2: Trong câu: "Nó là thằng tí, con bà Sáu.", từ Sáu có phải là số từ không? Vì sao từ này được viết hoa?

Câu 3: Tìm ba số từ chỉ số lượng ước chừng khác và đặt câu với mỗi từ.

Xem lời giải

1.     VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn về chủ đề mùa thu trong đó sử dụng số từ

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.