Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 7 Kết nối bài 2: Văn bản đọc - Trở gió

1.     NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Nêu một vài nét cơ bản về tác giả Nguyễn Ngọc Tư

Câu 2: Nêu thể loại và phương thức biểu đạt chính của tác phẩm “Trở gió”

Câu 3: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác.

Câu 4: Tóm tắt “trở gió” bằng đoạn văn (2-3 câu)

Câu 5: Nêu bố cục tác phẩm “trở gió”

Câu 6: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm

Câu 7: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Bài Làm:

Câu 1: 

  • Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê ở Cà Mau, sáng tác thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết
  • Văn của Nguyễn Ngọc Tự trong sáng, mộc mạc, thể hiện một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu yêu thương.
  • Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư được tập hợp trong một số cuốn sách tiêu biểu như: Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005).

Câu 2: 

- Thể loại: Tạp văn

- Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 3: 

Bài thơ được in trong tập Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư năm 2015.

Câu 4: 

Đoạn trích là những tâm tư, cảm nhận của tác giả khi mùa gió về. Những tâm trạng lộn xộn, ngổn ngang vừa bực vừa mừng, ngóng chờ, vội vã. Nhưng cũng chính những cơn gió chướng lại là một phần của cuộc sống của nhân vật “tôi”, nhắc đến nó sẽ khiến tác giả da diết nỗi nhớ cùng những hình ảnh về quê nhà

Câu 5: 

Bố cục gồm 2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “bắt đầu rụng xuống”: Tâm trạng ngổn ngang của tác giả khi mùa gió chướng về.

+ Phần 2: Còn lại: Sự mong chờ và tình cảm của tác giả với những cơn gió chướng.

Câu 6: 

Qua đoạn trích Trở gió, tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã tạo nên một hình dung trọn vẹn về những cơn gió chướng. Mùa gió chướng về không chỉ là sự thay đổi thời tiết, báo hiệu một năm cũ sắp qua, mà còn gợi trong tâm trạng của con người những cảm xúc ngóng chờ, vội vã ngổn ngang. Dẫu vậy, hai từ “gió chướng” vẫn gắn liền với nỗi nhớ và những kỉ niệm về gia đình và quê hương vô cùng đẹp đẽ, không thể nào quên.

Câu 7

- Ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm

- Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa

- Nhiều từ ngữ địa phương, mang đậm phong cách Nam Bộ.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 Kết nối bài 2: Văn bản đọc - Trở gió

2.     THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào khi mùa gió chướng về.

Câu 2: So sánh tâm trạng của nhân vật “tôi” và má về gió chướng

Câu 3: Liệt kê những hình ảnh về quê hương gắn liền với gió chướng. Nêu nhận xét của em về các hình ảnh đó.

Câu 4: Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ: “Có ai bán một mùa gió cho tôi?”

Câu 5:  Câu cuối cùng của văn bản Trở gió gợi cho em suy nghĩ gì?

Xem lời giải

3.     VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản Trở gió

Câu 2: Vì sao trong văn bản Trở gió, tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch”?

Câu 3:  Trong văn bản Trở gió, gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Câu 4: Vì sao tác giả khẳng định mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch?

Xem lời giải

4.     VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Hãy chỉ ra những biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi” khi gió chướng về trong văn bản Trở gió. Theo em, lí do nào khiến nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng?

Câu 2: Viết đoạn văn Cảm nhận về tình cảm của tác giả trong Trở gió

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.