Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 7 Kết nối bài 1: Thực hành tiếng việt - Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Nêu hiểu biết của em về câu mở rộng thành phần là gì?

Câu 2: Nêu một số cách để mở rộng thành phần câu.

Câu 3: Nêu tác dụng của thành phần mở rộng câu

Câu 4: Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ như thế nào?

Câu 5: Em hãy đặt một vài câu bằng cách để mở rộng thành phần câu  bằng cụm từ. Chỉ rõ thành phần mở rộng.

Câu 6: Phân biệt câu ghép với câu có thành phần mở rộng.

Bài Làm:

Câu 1: 

Câu mở rộng thành phần có thành phần chính như chủ ngữ hoặc vị ngữ được mở rộng. Chủ ngữ (vị ngữ) của câu có thể là 1 cụm danh từ, một cụm động từ hoặc một cụm tính từ. Trong đó thành phần phụ mở rộng có thể có cấu trúc giống như một câu đơn được gọi là cụm chủ – vị (C-V).

Câu 2: 

- Thêm thành phần trạng ngữ

- Sử dụng cụm chủ vị để mở rộng câu

  • Câu có chủ ngữ là cụm chủ – vị (C-V)
  • Câu có thành phần vị ngữ là cụm C – V:
  • Câu có thành phần phụ ngữ là cụm C –V

Câu 3:

Tác dụng:

  • Làm phong phú tâm trí và thu hút sự chú ý của người đọc vào các chi tiết của câu. Làm cho học sinh nhận thức được sự đa dạng của các cấu trúc câu
  • Thể hiện cụ thể, chi tiết 
  • Dễ dàng hơn chỉ để tạo độ dài  câu

Câu 4: 

- Cụm từ: Trong câu tiếng Việt, thành phần chính gồm có chủ ngữ (C) và vị ngữ (V). Chủ ngữ và vị ngữ của câu có thể chỉ là một từ nhưng cũng có thể là một cụm từ

- Cụm từ do 2 từ trở lên kết hợp với nhau nhưng chưa tạo thành câu, trong đó có một từ (danh từ/ động từ/ tính từ) đóng vai trò là thành phần trung tâm, các từ còn lại bổ sung ý nghĩa cho thành phần trung tâm. Cụm từ đóng vai trò chủ ngữ và vị ngữ trong câu thường có những loại như:

+ Cụm danh từ có danh từ làm thành phần chính.

+ Cụm động từ có động từ làm thành phần chính.

+ Cụm tính từ có tính từ làm thành phần chính.

Câu 5: 

Đặt câu: Những chú bướm đầy màu sắc bay đi bay lại hút nhụy hoa.

Chủ ngữ: Những chú bướm đầy màu sắc là một cụm chủ vị

Câu 6: 

- Câu ghép

+ Thường có hai vế câu .

+ Các câu ghép bắt buộc phải có hai cụm chủ - vị trở lên .

+ Hai vế của câu ghép được nối với nhau bằng nhiều cách . Nhưng cách phổ thông là nối trực tiếp , nối bằng quan hệ từ và cặp từ hô ứng .

+Câu ghép thường có hai loại là: Đẳng lập và Chính - Phụ .

- Câu mở rộng thành phần có thể là mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ. Chủ ngữ ( hoặc vị ngữ ) của câu là 1 cụm DT, cụm ĐT hoặc cụm TT, trong đó phần phụ ngữ có hình thức giống 1 câu đơn, đc gọi là cụm C - V ( chủ - vị ).

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 Kết nối bài 1: Thực hành tiếng việt - Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Mở rộng các câu sau và cho biết cách thức mở rộng:

  1. Trời mưa
  2. Gió thổi
  3. Nó đang đọc sách
  4. Xuân về

Câu 2: Tìm các cụm C – V làm thành phần câu trong các câu sau và và cho biết cụm C – V đó mở rộng thành phần nào? (làm đủ 3 bước: xác định CN-VN; tìm cụm C-V; kết luận)

  1. Cách mạng tháng Tám thành công đêm lại độc lập tự do cho dân tộc.
  2. Nó học giỏi khiến cha mẹ vui lòng.
  3. Nhà này cửa rất rộng.

Câu 3: Xác định trạng ngữ trong các câu sau. Hãy thử rút gọn trạng ngữ trong mỗi câu và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi rút gọn thành phần trạng ngữ.

  1. Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc.
  2. Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: So sánh các câu trong từng cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ:

  1. – Trong gian phòng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.

– Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

  1. – Thế mà qua một đêm, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

– Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)

Câu 2: Hãy viết một câu có trạng ngữ là một từ. Mở rộng trạng ngữ của câu thành cụm từ và nêu tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần trạng ngữ của câu.

Câu 3: Hãy đặt 10 câu về mở rộng phụ ngữ cụm động từ

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Thêm cụm C – V vào chỗ trống làm phụ ngữ cho danh từ. Phân tích thành phần câu vừa thêm.

  1. Chúng tôi bàn nhau rào lại mảnh vườn……………
  2. Chúng tôi chép lại bài thơ………………………
  3. Vấn đề mà…………………………………… vẫn chưa được giải quyết.

Câu 2: Thêm cụm C – V làm phụ ngữ cho cho cụm động từ. Phân tích thành phần câu vừa thêm.

  1. Mọi người đều lắng nghe……………………………………
  2. Tôi nhìn thấy………………………………
  3. Tôi tin rằng…………………………….

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (từ 6 câu - 8 câu) chủ đề tự chọn, trong đó sử dụng ít nhất một câu văn có thành phần mở rộng, gạch chân chân dưới câu văn có thành phần mở rộng đó.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.