Cà chua và những điều nên tránh kẻo gây tổn hại sức khỏe
Bài Làm:
I. Những bộ phận cây cà chua không nên ăn kẻo độc tố
1. Lá cà chua
Cà chua, một loài có quan hệ họ hàng với khoai tây, cũng thuộc một nhánh khác của các cây họ Cà. Cà chua đã từng là loài thực vật gây nỗi sợ hãi ở châu Âu trong vòng hơn 200 năm sau khi được đưa từ Mỹ sang và chỉ được sử dụng với mục đích trang trí mãi cho tới những năm 1800.
Lá cà chua có chứa một lượng nhỏ solanin và tomatin có thể gây rối loạn tiêu hóa nếu ăn quá nhiều một lúc (liều tối thiểu để gây tử vong vào khoảng hơn 450 gram).
2. Quả cà chua xanh
Trước đây đã có thời kỳ cà chua bị coi là loại quả độc vì khi cà chua còn xanh có chứa một loại ancaloid độc tên là solanin, nhưng khi cà chua chín, chất độc này không còn nữa. Vì vậy, tuyệt đối không ăn cà chua còn xanh, có thể bị ngộ độc nguy hiểm. Nếu có điều kiện, ăn cà chua chín cây tốt hơn là cà chua hái xanh rồi ủ chín nhân tạo.
3. Cà chua sống
Không nên ăn cà chua sống. Nếu cần ăn, phải rửa cà chua thật kỹ nhiều lần như rửa rau sống, rồi dùng nước sôi rửa sạch lần cuối cho an toàn trước khi ăn. Người bị sỏi mật tuyệt đối không ăn cà chua sống vì lượng axit hữu cơ có trong cà chua sống tương đối lớn, có thể gây co thắt túi mật.
4. Hạt cà chua
Khi vào dạ dày, hạt cà chua không tiêu hóa được. Trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, hạt cà chua có thể lọt vào ruột thừa, dễ gây viêm ruột thừa.
II. Những lưu ý khi sử dụng cà chua kẻo gây nguy hại cho cơ thể
1. Không ăn quá nhiều cà chua
Việc ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn tới hiện tượng cơ thể không dung nạp được dù chỉ một lượng nhỏ. Nếu tình trạng không được chữa kịp thời, để lâu ngày, bệnh kéo dài sẽ dẫn tới các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí.
2. Không ăn cà chua khi bụng đói
Thành phần của cà chua có một lượng lớn chất cầm máu có thể hòa tan. Nó có thể gây ra phản ứng với a xít dạ dày, kết thành các khối cứng không dễ tan. Những khối cứng này có thể làm tắc nghẽn môn vị dạ dày, dẫn đến những triệu chứng khó chịu như sưng trướng dạ dày, đau bụng…
3. Không nên chế biến lâu trong nhiệt độ cao
Khi tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt độ và ô xy các chất dinh dưỡng trong cà chua sẽ dễ bị phân giải. Vì thế, nếu nấu cà chua quá lâu sẽ làm mất đi dinh dưỡng và mùi vị vốn có của nó.
4. Người có vấn đề về thận hãy cẩn thận khi ăn cà chua
Cà chua dẫn đến sự tích tụ canxi trong cơ thể. Thêm vào đó, cà chua cũng rất giàu oxalate - một chất không được chuyển hóa dễ dàng khi tiêu thụ quá mức và nó có thể dẫn đến sỏi thận. Cà chua cũng rất giàu kali, có thể làm suy giảm chức năng thận. Nếu bạn đã gặp các vấn đề về thận, hãy lưu ý khi ăn cà chua.