Trắc nghiệm phần ba chương III phong trào công nhân (có đáp án)

Nhằm củng cố lại kiến thức cho các bạn học sinh một cách hiệu quả nhất. ConKec đã soạn thảo và sưu tập bộ câu hỏi trắc nghiệm phần ba chương III phong trào công nhân sgk lịch sử 10. Trong bộ câu hỏi trắc nghiệm này có đa dạng câu hỏi trắc nghiệm theo nhiều mức độ khác nhau từ dễ, trung bình và khó. Hi vọng giúp các bạn ôn tập kiến thức tốt nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Giai cấp vô sản ra đời là do hệ quả của

A.Cách mạng tư sản

B.Các cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở các nước châu Âu

C.Cách mạng công nghiệp

D.Cách mạng vô sản

 

Câu 2. Nguồn gốc hình thành giai cấp vô sản là

A.Nông dân, thợ thủ công

B.Nông dân

C.Thợ thủ công

D.Nô lệ da đen

 

Câu 3. Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân là

A.Bỏ việc

B.Đập phá máy móc, đốt công xưởng

C.Biểu tình, bãi công

D.Khởi nghĩa vũ trang

 

Câu 4. Tổ chức mít tinh, lấy chữ kí đưa kiến nghị đến Nghị viện là hình thức đấu tranh trong

A.Khởi nghĩa Liông (Pháp)

B.Khởi nghĩa Sơlêđin (Đức)

C.Phong trào Hiến chương (Anh)

D.Phong trào đập phá máy móc, đốt công xưởng (Anh)

 

Câu 5. Nguyên nhân thất bại trong các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nửa đầu thế kỉ XIX là gì?

A.Giai cấp tư sản đàn áp quyết liệt

B.Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn

C.Tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này

D.Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng

 

Câu 6. Nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng là

A.Do giai cấp tư sản lúc này đã thống trị trên phạm vi toàn thế giới

B.Do giai cấp công nhân đã bước lên vũ đại chính trị như một lực lượng chính trị độc lập

C.Do mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt

D.Do chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những hạn chế của nó

 

Câu 7. Ý không phản ánh đúng quan điểm của các nhà tư tưởng tiến bộ nửa đầu thế kỉ XIX để xây dựng xã hội mới là

A.Không có chế độ tư hữu

B.Không có bóc lột

C.Nhân dân làm chủ phương tiện sản xuất

D.Người lãnh đạo làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu

 

Câu 8. Hạn chế lớn nhất của các nhà xã hội không tưởng là

A.Chưa đấu tranh bảo vệ quyền lợi của giai cấp vô sản mà mới chỉ đòi quyền lợi cho giai cấp tư sản

B.Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân

C.Chưa nhận thức đúng bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản

D.Chưa nhận thức đúng bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân

 

Câu 9. Trong những năm 20-30 của thế kỉ XIX, công nhân Anh đấu tranh đòi quyền lợi gì?

A. Đòi tăng lương, giảm giờ làm.

B.Đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương.

C.Đòi quyền phổ thông đầu phiếu.

D.Đòi chính phủ Anh thông qua đạo luật cải cách tuyển cử.

 

Câu 10. “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu”, đó là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân nước nào?

A. Nước Anh.              B. Nước Pháp.                         

C. Nước Đức.              D. Nước Mĩ.

 

Câu 11. Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất làm cho các cuộc đấu tranh của công nhân Anh , Pháp, Đức bị thất bại?

A. Lực lượng công nhân còn ít.

B. Giai cấp tư sản còn đang rất mạnh.

C. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràn.

D. Chưa có sự liên minh với giai cấp nông dân..

 

Câu 12. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự xuất hiện của chủ nghĩa xã hội không tưởng là:

A.CNTB lúc này đang phát triển mạnh, giành quyền thống trị trên phạm vi toàn thế giới.

B.Giai cấp công nhân đã bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng chính trị độc lập.

C.Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt.

D.Chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những hạn chế của nó cần phải thay đổi.

 

Câu 13. Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là:

A.Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Crom-oen.

B.Phu-ri-ê, ô-oen và Mông-te-xki-ơ.

C.Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ru-xô.

D.Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.

 

Câu 14. Nhận xét nào sau đây đúng về ý nghĩa của phong trào công nhân châu Âu nửa đầu thế kỉ XIX?

A. Đánh dấu một bước trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế.

B. Giai cấp công nhân đã trưởng thành.

C. Làm các chủ xưởng phải tăng lương theo yêu cầu của công nhân.

D. Chủ nghĩa tư bản thụt lùi một bước.

 

Câu 15. Hạn chế lớn nhất của Chủ nghĩa xã hội không tưởng là:

A.Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân.

B.Chưa nhận thức đúng bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.

C.Chưa đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho giai cấp vô sản mà mới chỉ đòi quyền lợi cho giai cấp tư sản.

D.Chưa xác định đúng phương pháp đấu tranh đúng đắn.

 

Câu 16. Tổ chức Đồng minh những người cộng sản là chính đảng đầu tiên của:

A.Giai cấp tư sản Đức

B.Giai cấp vô sản Đức

C.Những người lãnh đạo Đức

D.Giai cấp vô sản quốc tế

 

Câu 17. Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản có tên gọi là

A.Tuyên ngôn của những người chính nghĩa

B.Tuyên ngôn của những người cộng sản

C.Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

D.Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền

 

Câu 18. Tuyên ngôn là một văn kiện quan trọng, là những luận điểm cơ bản:

A.Sự phát triển xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa

B.Về vai trò và sự mệnh của giai cấp vô sản

C.Về sự phát triển xã hội

D.Của chủ nghĩa duy vật biện chứng

 

Câu 19.  Tổ chức “đồng minh những người chính nghĩa” thành lập ở đâu? Vào thời gian nào?

A. Thành lập ở Pa-ri (Pháp). Vào năm 1836.

B. Thành lập ở Luân-đôn (Anh). Vào năm 1847.

C. Thành lập ở Pa-ri (Pháp). Năm 1847.

D. Thành lập ở Bruc-xen (Bỉ). Vào năm 1836.

 

Câu 20. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản kết thúc bằng khẩu hiệu nào?

A.“Vô sản tất cả các nước liên hiệp lại”

B.“Thiết lập nền chuyên chính vô sản”

C.“Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”

D.“Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”

 

Câu 21. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời đánh dấu bước đầu tiên kết hợp giữa:

A.Phong trào công nhân và chính đảng tiên phong của nó

B.Chủ nghĩa xã hội khoa học với phát triển công nhân

C.Phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc

D.Lí luận và thực tiễn phong trào công nhân

 

Câu 22. Tổ chức Đồng minh những người cộng sản ra đời nhằm mục đích gì?

A. “Đoàn kết giai cấp vô sản tất cả các nước”.

B. “Đoàn kết giai cấp vô sản và những người cộng sản các nước”.

C. “Đoàn kết giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa”.

D. “Đoàn kết những người cộng sản tất cả các nước”.

 

Câu 23. Tháng 2/1848, một tác phẩm nổi tiếng của Mác, Ăng-ghen ra đời, đó là tác phẩm nào?

A. Đồng minh những người vô sản.

B. Đồng minh những người cộng sản.

C. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.

D. Tuyên ngôn những người chính nghĩa.

 

Câu 24. Quốc tế thứ nhất được thành lập trong hoàn cảnh nào?

A.Cuộc đấu tranh của công nhân trong tình trạng phân tán về tổ chức, thiếu thống nhất về tư tưởng

B.Phong trào công nhân thu được nhiều thắng lợi quan trọng

C.Công nhân và nông dân đã đoàn kết trong một mặt trận

D.Giới chủ đã có những thỏa hiệp đối với công nhân

 

Câu 25: Quốc tế thứ nhất có tên gọi là gì?

A. Hội Liên hiệp giai cấp công nhân quốc tế.

B. Hội Liên hiệp công nhân lao động.

C. Hội Liên hiệp lao động quốc tế.

D. Hội Liên hiệp công nhân quốc tế.

 

Câu 26. Ý nào không phải là mục đích hoạt động của Quốc tế thứ nhất?

A.Truyền bá học thuyết Mác trong giai cấp công nhân

B.Chống những tư tưởng lệnh lạc trong nội bộ

C.Thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng

D.Chỉ đạo việc thành lập các chính đảng của công nhân các nước

 

Câu 27. Tình hình xã hội nổi bật ở nước Pháp những năm 70 của thế kỉ XIX như thế nào?

A.Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng

B.Đội ngũ công nhân đông đảo

C.Tư sản tăng cường bóc lột công nhân

D.Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt

 

Câu 28. Pháp gây chiến tranh với Phổ nhằm mục đích gì?

A.Dùng chiến tranh để giải quyết những khó khăn trong nước

B.Ngăn cản nước Đức thống nhất

C.Khắc phục khủng hoảng trong nước và ngăn cản công cuộc thống nhất nước Đức

D.Chiếm đất, giành dân, mở rộng lãnh thổ

 

Câu 29. Sự kiện nào xảy ra vào ngày 4 – 9 – 1870 ở Pari?

A.Nhân dân Pari khởi nghĩa lật đổ Đế chế II

B.Toàn bộ quân Pháp bị bắt tù binh

C.Công xã Pari được thành lập

D.Nền cộng hòa II được thiết lập

 

Câu 30: Để chuẩn bị lực lượng chống quân Phổ xâm lược, quần chúng nhân dân Pari đã thành lập các đơn vị

A. Vệ quốc quân.

B. Quốc dân quân.

C. Quân đội nhân dân.

D. Đội tự vệ đỏ.

 

Câu 31: Vì sao cuộc cách mạng ngày 18-3-1871 (Pháp) được gọi là cuộc cách mạng vô sản?

A. Vì cuộc cách mạng này do giai cấp vô sản tiến hành.

B. Vì cuộc cách mạng này đã lật đổ được chính quyền giai cấp tư sản.

C.  Vì giai cấp vô sản đã thành lập bộ máy nhà nước của giai cấp vô sản.

D.  Vì giai cấp vô sản đánh đuổi được quân Phổ, thiết lập được nền chuyên chính vô sản.

 

Câu 32. Quần chúng nhân dân và các tầng lớp dân nghèo Pari nổi dậy nhằm

A.Lật đổ Đế chế II, thiết lập nền cộng hòa

B.Lật đổ Đế chế II, thiết lập chính phủ tư sản

C.Lật đổ Đế chế II, thiết lập Công xã Pari

D.Khôi phục lại chế độ quân chủ

 

 

Câu 33: Ngày 26/3/1871 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở nước Pháp?

A. Quân khởi nghĩa đã đánh chiếm các trụ sở của chính phủ tư sản lâm thời.

B. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc tòa thị chính.

C. Bầu cử Hội đồng Công xã.

D. Hội đồng Công xã làm lễ ra mắt trước quốc dân đồng bào.

 

Câu 34: Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho Công xã Pari thất bại là

A. giai cấp vô sản Pháp còn non yếu.

B. giai cấp vô sản Pháp chưa có chính đảng lãnh đạo.

C. chưa thực hiện liên minh công nông.

D. các thế lực phản động cấu kết với  nhau để tiêu diệt cách mạng.

 

Câu 35: Bài học lớn nhất được rút ra từ sự thất bại của Công xã Pari là gì?

A. Phải thành lập chính đảng lãnh đạo.

B. Phải thực hiện liên minh công nông.

C. Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù.

D. Phải thực hiện triệt để chuyên chính vô sản.

 

Câu 36. Cuối thế kỉ XIX, đời sống công nhân ngày càng khó khăn là do:

A.Khủng hoảng kinh tế

B.Sự bóc lột nặng nề của giới chủ

C.Chính sách chạy đua vũ trang, hiếu chiến của chính phủ các nước tư bản

D.Chủ nghĩa đế quốc gắn liền với việc tăng cường bóc lột công nhân, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa và giành giật thị trường

 

Câu 37. Ngày 1 – 5 hằng năm trở thành ngày Quốc tế lãnh đạo để:

A.Biểu dương sức mạnh của phong trào công nhân

B.Đoàn kết và biểu dương lực lượng của giai cấp công nhân thế giới

C.Đoàn kết công nhân thế giới

D.Khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

 

Câu 38. Cuối thế kỉ XIX, trước sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế đã đặt ra yêu cấu thành lập

A.Quốc tế Cộng sản

B.Tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân

C.Cơ quan lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế

D.Tổ chức thống nhất hành động của công nhân quốc tế

 

Câu 39: Từ thập niên 20 của TK XIX, Chủ nghĩa tư bản phát triển  mạnh mẽ ở đâu?

A. Tây Âu và Châu Á.

B. Tất cả các nước Châu Âu.

C. Tây Âu và Bắc Mỹ.

D. Châu Âu và châu Mỹ.

 

Câu 40: Vì sao cần phải thành lập một tổ chức quốc tế mới nối tiếp nhiệm vụ của Quốc tế thứ nhất?

A. Phong trào công nhân phát mạnh.

B. Các tổ chức chính trị của công nhân ở các nước được thành lập.

C. Chủ  nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá sâu rộng trong phong trào công nhân các nước.

D. Chủ nghĩa tư bản đã thành lập một tổ chức Quốc tế để chống lại phong trào công nhân.

 

Câu 41: Quốc tế thứ hai tồn tại và hoạt động gắn liền với tên tuổi của

A. Các – Mác.            B. Ăng - ghen

C. Lê – nin.               D. Rô-da Lúc-xem-bua.

 

Câu 42. Đầu thế kỉ XX, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga phân hóa thành hai phái là

A.Phái cách mạng và phái thỏa hiệp

B.Phái cách mạng và phái xét lại

C.Phái Bônsêvích và Mensêvích

D.Phái cách mạng và phái cơ hội

 

Câu 43. Điểm khác nhau giữa hai phái đó là

A.Tán thành hay phản đối đường lối cách mạng của Lênin

B.ủng hộ hay phản đối việc làm phải cách mạng lật đổ chế độ Nga hoàng

C.về đánh giá vai trò của giai cấp công nhân và đảng tiên phong của nó

D.nhận thức về vai trò của đấu tranh chính trị trong sự nghiệp giải phóng người lãnh đạo

 

Câu 44. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nước Nga đã

A.phát triển lên chủ nghĩa tư bản

B.chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

C.có hệ thống thuộc địa rộng lớn

D.xuất hiện các công ti độc quyền

 

Câu 45. Nét nổi bật của tình hình chính trị nước Nga cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

A.vẫn duy trì gần như nguyên vẹn nền quân chủ chuyên chế

B.đã thiết lập nền dân chủ đại nghị tư sản

C.thiết lập nền quân chủ lập hiến như ở nước Anh

D.thiết lập nền cộng hòa tư sản

 

Câu 46. Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc cách mạng 1905 - 1907 ở Nga là

A.Phong trào bãi công, biểu tình của quần chúng cuối năm 1904

B.Công nhân Xanh Pêtécbua biểu tình thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống

C.Quân đội và cảnh sát của Nga hoàng gây vụ thảm sát “Ngày chủ nhật đẫm máu”

D.Nước Nga thất bại trong cuộc Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905)

 

Câu 47. Cuộc cách mạng Nga 1905 -1907 đã làm cho

A.Chế độ Nga hoàng bị sụp đổ

B.Chế độ Nga hoàng bị lung lay

C.Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga giành được quyền lãnh đạo cách mạng

D.Các dân tộc bị áp bức thoát khỏi sự thống trị của Nga hoàng

 

Câu 48. tính chất của cách mạng Nga 1905 – 1907 là

A.Cách mạng tư sản

B.Cách mạng giải phóng dân tộc

C.Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

D.Cách mạng vô sản

 

Câu 49. Điểm giống nhau giữa cách mạng Nga 1905 – 1907 và cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII là:

A.Chống lại chế độ quân chủ, lật đổ ách thống trị của nhà vua

B.Cuộc cách mạng tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo

C.Diễn ra trong thời đại đế quốc chủ nghĩa

D.Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

 

Câu 50: Mùa thu năm 1895 , Lê-nin thống nhất những nhóm macxit Pê-téc-bua thành một tổ chức chính trị duy nhất, lấy tên là

A. Liên hiệp đấu tranh giải phóng các dân tộc Nga.

B. Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân.

C. Liên hiệp cách mạng  Nga.

D. Liên hiệp đấu tranh giải phóng công nhân.

 

Câu 51: Năm 1900, Lê-nin cùng các đồng chí của mình xuất bản tờ báo lấy tên là:

A.Tia sáng

B. Tia lửa.

C.Ánh sáng.

D. Phá xiềng xích.

 

Câu 52: Tính tiên phong của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga được thể hiện như thế nào?

A. Lãnh đạo nhân dân  kiên quyết chống  chế độ Nga hoàng.

B. Lãnh đạo nhân dân  kiên quyết chống  chế độ tư bản, phong kiến .

C. Lãnh đạo nhân dân  kiên quyết chống  chế độ tư bản.

D. Lãnh đạo nhân dân  kiên quyết chống  chế độ tư bản và Nga hoàng.

 

Câu 53:Nguyên nhân cơ bản dẫn đến phong trào cách mạng trong những năm1905-1907 ở Nga là gì ?

A.Nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

B.Số công nhân thất nghiệp ngày càng tăng.

C. Tiền lương công nhân giảm sút, điều kiện sống tồi tệ.

D.Hậu quả của cuộc chiến tranh Nga- Nhật.

 

Câu 54: Tại sao cách mạng Nga 1905-1907 gọi là cuộc  cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới ?

A.Vì do giai cấp vô sản lãnh đạo.

B. Vì do giai cấp tư sản lãnh đạo.

C.Vì nhằm lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nền chuyên chính vô sản.

D. Vì nhằm lật đổ  nền chuyên chính tư sản, thiết lập nền chuyên chính vô sản.

 ĐÁP ÁN THAM KHẢO

1 - C

2 - A

3 - B

4 - C

5 - D

6 - D

7 - D

8 - D

9 - B

10 - B

11 - C

12 - C

13 - D

14 - A

15 - A

16 - D

17 - C

18 - A

19 - A

20 - C

21 - B

22 - A

23 - C

24 - A

25 - C

26 - D

27 - D

28 - C

29 - A

30 - B

31 - D

32 - A

33 - C

34 - B

35 - A

36 - D

37 - B

38 - B

39 - C

40 - B

41 - B

42 - C

43 - A

44 - B

45 - A

46 - C

47 - C

48 - C

49 - A

50 - B

51 - B

52 - B

53 - A

54 - A

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 10 

HỌC KỲ

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐỀN GIỮA THẾ KỈ XIX

PHẦN BA: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập