CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Câu 1: Quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học nói chung và nhà vật lí nói riêng chính là quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên. Quá trình này gồm các bước như sau:
- A. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu. Rút ra kết luận.
-
B. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu. Rút ra kết luận.
- C. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu. Rút ra kết luận.
- D. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu.
Câu 2: Theo em, sự đóng băng của nước phụ thuộc vào đặc điểm nào?
Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
- A. Diện tích mặt thoáng của nước.
- B. Môi trường nước.
- C. Vị trí địa lí.
-
D. Nhiệt độ của nước.
Câu 3: Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật Lí chúng ta cần lưu ý điều gì?
-
A. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
- B. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị.
- C. Quan sát các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm.
- D. Khởi động hệ thống và tiến hành thí nghiệm.
Câu 4: Ba biển báo sau có đặc điểm gì chung?
- A. Đều là biển bắt buộc thực hiện.
- B. Đều là biển được thực hiện.
-
C. Đều là biển cấm thực hiện.
- D. Đều là biển cảnh báo nguy hiểm.
Câu 5: Hình dưới đây mô tả thí nghiệm nào
- A. Thí nghiệm tráng bác
- B. Tìm điện trở của nước
-
C. Thí nghiệm đo nhiệt độ sôi của nước
- D. Đo hiệu điện thế của nước
Câu 6: Ai là người tìm ra thuyết tương đối và công thức E = MC2?
-
A. Einstein (Anh-xtanh)
- B. David
- C. Newton (Niu-tơn)
- D. Galilei (Ga-li-lê)
Câu 7: Biển báo trên có ý nghĩa gì?
- A. Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt.
- B. Cảnh báo nguy cơ chất độc.
- C. Điện cao áp nguy hiểm đến tính mạng.
-
D. Chất phóng xạ.
Câu 8: Đối tượng nghiên cứu của phân ngành cơ là gì?
- A. Mạch điện, nam châm…
- B. Dòng điện, tốc độ…
-
C. Lực, moment lực….
- D. Mạch điện, quãng đường…
Câu 9: Trong các hoạt động dưới đây, hoạt động nào không đảm bảo an toàn khi vào phòng thí nghiệm?
- A. Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định.
-
B. Chạy nhảy, vui đùa trong phòng thí nghiệm.
- C. Nhờ giáo viên kiểm tra mạch điện trước khi bật nguồn.
- D. Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.
Câu 10: Đáp án nào sau đây gồm có một đơn vị cơ bản và một đơn vị dẫn xuất?
- A. Candela, kenvin.
- B. Mét, kilogam.
- C. Paxcan, jun.
-
D. Niuton, mol.
Câu 11: Cho biết sự ảnh hưởng của vật lí?
- A. Chỉ ảnh hưởng đến lĩnh vực thông tin liên lạc.
- B. Chỉ ảnh hưởng đến lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
-
C. Ngày càng rộng khắp, bao trùm mọi lĩnh vực.
- D. Chỉ ảnh hưởng đến lĩnh vực y tế
Câu 12: Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì?
-
A. Ampe kế có thể bị chập cháy.
- B. Không hiện kết quả đo.
- C. Không có vấn đề gì xảy ra.
- D. Kết quả thí nghiệm không chính xác.
Câu 13: Những dụng cụ nào sau đây trong phòng thí nghiệm thuộc loại dễ vỡ
- A. Đèn cồn, hóa chất, những dụng cụ bằng nhựa như ca nhựa,…
-
B. Ống nghiệm, đũa thủy tinh, nhiệt kế, cốc thủy tinh, kính,…
- C. Lực kế, các bộ thí nghiệm như ròng rọc, đòn bẩy,…
- D. Đèn cồn, hóa chất, ống nghiệm,…
Câu 14: Cho biết sự ảnh hưởng của vật lí?
-
A. Ngày càng rộng khắp, bao trùm mọi lĩnh vực.
- B. Chỉ ảnh hưởng đến lĩnh vực y tế
- C. Chỉ ảnh hưởng đến lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
- D. Chỉ ảnh hưởng đến lĩnh vực thông tin liên lạc.
Câu 15: Một bánh xe có bán kính là R = 10,0 ± 0,5 cm. Sai số tương đối của chu vi bánh xe là:
- A. 25%.
-
B. 5%.
- C. 0,05%.
- D. 10%.
Câu 16: Các biển báo màu vàng đen biểu thị điều gì?
- A. Cấm thực hiện.
- B. Cảnh báo nguy hiểm.
- C. Bắt buộc thực hiện.
-
D. Cảnh báo cực kì nguy hiểm.
Câu 17: Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm:
- A. vật chất và năng lượng.
-
B. các dạng vận động của vật chất và năng lượng.
- C. vật chất.
- D. năng lượng.
Câu 18: Biển báo trên có ý nghĩa gì?
-
A. Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt.
- B. Cảnh báo nguy cơ chất độc.
- C. Điện cao áp.
- D. Chất phóng xạ.
Câu 19: Chọn đáp án đúng. Thứ nguyên của khối lượng riêng là
- A.
- B.
-
C.
- D.
Câu 20: Nêu ý nghĩa của biển cảnh báo sau?
-
A. Chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe.
- B. Nơi có chất phóng xạ.
- C. Nơi nguy hiểm về điện.
- D. Hóa chất dễ cháy
Câu 21: Có tất cả bao nhiêu phương pháp chính trong nghiên cứu vật lí?
- A. 1.
-
B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 22: Giá trị nào sau đây có 2 chữ số có nghĩa (CSCN)?
- A. 0,02 m.
- B. 20 m.
- C. 201 m.
-
D. 210 m.
Câu 23: Giới hạn Ampe kế trong hình bên dưới là bao nhiêu?
- A. -1A hoặc -0,2A
-
B. 0,6A hoặc 3A
- C. 0,6A
- D. -0,2A
Câu 24: Kí hiệu nào mô tả dụng cụng dễ vỡ?
- A.
- B.
-
C.
- D.
Câu 25: Để nghiên cứu tính chất của chất khí, người ta dùng mô hình chất điểm, coi các phân tử khí là các chất điểm chuyển động hỗ loạn không ngừng, luôn va chạm vào thành bình. Em hãy dùng mô hình này để dự đoán xem nếu ấn từ từ pit-tông xuống để giảm thể tích khí trong bình còn thì áp suất chất khí tác dụng lên thành bình sẽ thay đổi như thế nào?
- A. Mật độ phân tử khí trong bình giảm đi 2 lần và áp suất chất khí trong bình tăng gấp 2.
-
B. Mật độ phân tử khí trong bình tăng lên 2 lần và áp suất chất khí trong bình cũng tăng gấp 2.
- C. Mật độ phân tử khí trong bình tăng lên 2 lần và áp suất chất khí trong bình giảm đi 2 lần.
- D. Mật độ phân tử khí trong bình giảm đi 2 lần và áp suất chất khí trong bình giảm đi 2 lần.