NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Biểu thức mô tả mối liên hệ giữa năng lượng và khối lượng của An-be Anh-xtanh?
- A. $E=m^{2}.c$
-
B. $E=m.c^{2}$
- C. $m=c^{2}.E$
- D. $m=c.E$
Câu 2: Khi có hỏa hoạn trong phòng thực hành cần xử lí theo cách nào sau đây?
-
A. Bình tĩnh, sử dụng các biện pháp dập tắt ngọn lửa theo hướng dẫn của phòng thực hành như ngắt toàn bộ hệ thống điện, đưa toàn bộ các hóa chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn…
- B. Sử dụng nước để dập đám cháy nơi có các thiết bị điện.
- C. Sử dụng bình để dập đám cháy quần áo trên người.
- D. Không cần ngắt hệ thống điện, phải dập đám cháy trước.
Câu 3: Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm:
- A. vật chất.
- B. vật chất và năng lượng.
-
C. các dạng vận động của vật chất và năng lượng.
- D. năng lượng.
Câu 4: Nhờ việc khám phá ra hiện tượng nào sau đây của nhà vật lí Faraday mà sau đó các máy phát điện ra đời, mở đầu cho kỉ nguyên sử dụng điện năng của nhân loại?
- A. Hiện tượng hóa hơi.
- B. Hiện tượng biến dạng cơ của vật rắn.
- C. Sự nở vì nhiệt của vật rắn.
-
D. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
Câu 5: Quỹ đạo của vật ném ngang trong hệ tọa độ Oxy là
-
A. một nhánh của đường Parabol.
- B. đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
- C. là đường thẳng vuông góc với trục Oy.
- D. là đường thẳng vuông góc với trục Ox.
Câu 6: Một quả bóng đặt trên mặt bàn được truyền một vận tốc theo phương nằm ngang. Hình nào dưới đây mô tả đúng quỹ đạo của quả bóng khi rời khỏi mặt bàn?
- A. Hình A
-
B. Hình B
- C. Hình C
- D. Hình D
Câu 7: Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho
- A. trọng lượng của vật.
- B. tác dụng làm quay của lực quanh một trục.
- C. thể tích của vật.
-
D. mức quán tính của vật.
Câu 8: Một hợp lực 2 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2 kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2 s. Đoạn đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu?
- A. 8 m.
-
B. 2 m.
- C. 1 m.
- D. 4 m.
Câu 9: Gọi F1 , F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng ?
- A. F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và F2.
- B. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.
- C. F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2.
-
D. Trong mọi trường hợp: $|F_{1} - F_{2}|\leq F\leq | F_{1} + F_{2}$.
Câu 10: Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9 N và 12 N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?
- A. 25 N.
-
B. 15 N.
- C. 2 N.
- D. 1 N.
Câu 11: Trong một số phương tiên giao thông như máy bay, xe đua, gia tốc tức thời được đo trực tiếp bằng dụng cụ nào?
- A. Tốc kế
-
B. Gia tốc kế
- C. Đồng hồ
- D. Tốc kế hoặc gia tốc kế
Câu 12: Đơn vị của trọng lực là gì?
-
A. Niuton (N)
- B. Kilogam (Kg)
- C. Lít (l)
- D. Mét (m)
Câu 13: Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính vận tốc tổng hợp nếu gọi (1) là vật chuyển động, (2) là hệ quy chiếu chuyển động, (3) là hệ quy chiếu đứng yên.
-
A. $\vec{v}_{13}=\vec{v}_{12}+\vec{v}_{23}$
- B. $v_{12} = v_{13}+ v_{23}$
- C. $\vec{v}_{12}= \vec{v}_{13}+\vec{v}_{23}$
- D. $v_{23} = v_{12}+ v_{13}$
Câu 14: Để xác định thời gian đi của bạn A trong quang đường 100m, người ta sử dụng đồng hồ bấm giây, ta có bảng số liệu dưới đây:
Lần đo | 1 | 2 | 3 |
Thời gian | 35,20 | 36,15 | 35,75 |
Coi tốc độ đi không đổi trong suốt quá trình chuyển động, sai số trong phép đo này là bao nhiêu?
- A. 0,30 s
- B. 0,31 s
- C. 0,32 s
-
D. 0,33 s
Câu 15: Hai đầu máy xe lửa cùng chạy trên một đoạn đường sắt thẳng với vận tốc 80 km/h và 60 km/h. Tính vận tốc của đầu máy thứ nhất so với đầu máy thứ hai biết hai đầu máy chạy ngược chiều.
- A. 100 km/h.
- B. 20 km/h.
- C. 50 km/h.
-
D. 140 km/h.
Câu 16: Chọn đáp án có từ/ cụm từ thích hợp để hoàn thành các câu sau: Các số hạng trong phép cộng (hoặc trừ) phải có cùng (1) … và nên chuyển về cùng (2) … (3) … của một biểu thức vật lí phải có cùng thứ nguyên.
- A. (1) đơn vị; (2) thứ nguyên; (3) Đại lượng.
- B. (1) thứ nguyên; (2) đại lượng; (3) Hai vế.
- C. (1) đơn vị; (2) đại lượng; (3) Hai vế.
-
D. (1) thứ nguyên; (2) đơn vị; (3) Hai vế.
Câu 17: Đáp án nào sau đây gồm có một đơn vị cơ bản và một đơn vị dẫn xuất?
- A. Mét, kilogam.
-
B. Niuton, mol.
- C. Paxcan, jun.
- D. Candela, kenvin.
Câu 18: Một chiếc máy bay đang bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Thủ đô Hà Nội với tốc độ 525 km/h. Trong hôm đó, gió thổi về hướng Nam với tốc độ 36 km/h. Xem như máy bay chuyển động thẳng đều theo hướng Bắc và quãng đường bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Thủ đô Hà Nội là 1160 km. Thời gian bay của máy bay trên quãng đường đó là bao nhiêu?
-
A. 2,37h
- B. 2h
- C. 2,38h
- D. 2,4h
Câu 19: Chuyển động thẳng đều là
-
A. chuyển động có quĩ đạo là đường thẳng và có tốc độ tức thời không đổi theo thời gian.
- B. chuyển động có tốc độ tức thời không đổi theo thời gian.
- C. chuyển động có tốc độ tức thời thay đổi theo thời gian.
- D. chuyển động có tốc độ trung bình thay đổi theo thời gian.
Câu 20: Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc 14 km/h so với mặt nước. Nước chảy với vận tốc 9 km/h so với bờ. Vận tốc của thuyền so với bờ là
- A. v = 14 km/h
- B. v = 21 km/h
- C. v = 9 km/h
-
D. v = 5 km/h
Câu 21: Chọn đáp án đúng.
-
A. Chuyển động thẳng chậm dần đều là chuyển động có gia tốc $a\neq 0$ và bằng hằng số, vận tốc giảm đều theo thời gian, $\vec{a}$ và $\vec{v}$ ngược chiều.
- B. Chuyển động thẳng chậm dần đều là chuyển động có gia tốc $a\neq 0$ và bằng hằng số, vận tốc tăng đều theo thời gian, $\vec{a}$ và $\vec{v}$ ngược chiều.
- C. Chuyển động thẳng chậm dần đều là chuyển động có gia tốc $a\neq 0$ và không bằng hằng số, vận tốc giảm đều theo thời gian, $\vec{a}$ và $\vec{v}$ cùng chiều.
- D. Chuyển động thẳng chậm dần đều là chuyển động có gia tốc $a\neq 0$ và bằng hằng số, vận tốc giảm đều theo thời gian, $\vec{a}$ và $\vec{v}$ cùng chiều.
Câu 22: Một vật ở độ cao 5 m so với mặt đất, được truyền vận tốc ban đầu $v_{0}=2 m/s$
Theo phương ngang. Xác định thời gian rơi của vật. Lấy $g=10m/s^{2}$
-
A. 1 s
- B. 2 s
- C. 3 s
- D. 4 s
Câu 23: Những yếu tố ảnh hưởng đến tầm xa của một vật được ném ngang
- A. Độ cao tại vị trí ném.
- B. Tốc độ ban đầu.
- C. Góc ném ban đầu.
-
D. Cả độ cao và tốc độ ban đầu.
Câu 24: Một ô tô khách đang chuyển động thẳng, bỗng nhiên ô tô rẽ quặt sang phải. Người ngồi trong xe bị xô về phía nào?
- A. Bên phải.
-
B. Bên trái.
- C. Chúi đầu về phía trước.
- D. Ngả người về phía sau.
Câu 25: Một hợp lực 2 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2 kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2 s. Đoạn đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu?
- A. 8 m.
-
B. 2 m.
- C. 1 m.
- D. 4 m.
Câu 26: Lực tổng hợp của hai lực đồng quy có độ lớn lớn nhất khi hai lực thành phần
-
A. Cùng phương, cùng chiều.
- B. Cùng phương, ngược chiều.
- C. Vuông góc với nhau.
- D. Hợp với nhau một góc khác không.
Câu 27: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật chịu tác dụng lực cản của nước?
- A. Một chiếc ca nô đang neo đậu tại bến.
-
B. Bạn An đang tập bơi.
- C. Một khúc gỗ đang trôi theo dòng nước chảy nhẹ.
- D. Một vật đang nằm lơ lửng cân bằng trong nước.
Câu 28: Một vật khối lượng 2,5 kg rơi thẳng đứng từ độ cao 100 m không vận tốc đầu, sau 20s thì chạm đất. Tính lực cản của không khí (coi như không đổi) tác dụng lên vật lấy g = 10 m/s2.
-
A. 23,75 N.
- B. 40 N.
- C. 20,5 N.
- D. 25,25 N.
Câu 29: Một vật có vận tốc đầu có độ lớn là 10 m/s trượt trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là 0,10. Hỏi vật đi được quãng đường bao nhiêu thì dừng lại? Lấy g = 10 m/s2. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật.
- A. 20 m.
-
B. 50 m.
- C. 100 m.
- D. 500 m.
Câu 30: Vận động viên đua xe đạp trong đường đua, ở giai đoạn nước rút khi gần về đích thường có động tác gập người và đầu hơi cúi xuống
-
A. nhằm mục đích giảm lực cản của không khí.
- B. nhằm mục đích tăng lực cản của không khí.
- C. do thói quen.
- D. do cấu tạo của cái xe.
Câu 31: Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9 N và 12 N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?
- A. 25 N.
-
B. 15 N.
- C. 2 N.
- D. 1 N.
Câu 32: Những dụng cụ nào sau đây trong phòng thí nghiệm Vật lí thuộc loại dễ vỡ?
- A.đèn cồn, các hóa chất, những dụng cụ bằng nhựa như ca nhựa,...
-
B. ống nghiệm, đũa thủy tinh, nhiệt kế, cốc thủy tinh, kính...
- C. lực kế, các bộ thí nghiệm như là ròng rọc, đòn bẩy...
- D. đèn cồn, hóa chất, ống nghiệm…
Câu 33: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 3 N là 4 N và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực của hai lực nàu có độ lớn là?
- A. 7 N.
-
B. 5 N.
- C. 1 N.
- D. 12 N.
Câu 34: Trong các phương trình mô tả vận tốc v (m/s) của vật theo thời gian t (s) dưới đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều?
- A. v = 7.
- B. v = $6t^{2}+2t-2$.
-
C. v = 5t - 4.
- D. v = $6t^{2}-2$.
Câu 35: Một thùng hàng có khối lượng 54,0 kg được đặt trên mặt sàn nằm ngang và phải cần lực đẩy ít nhất bằng 108 N để làm thùng hàng bắt đầu chuyển động. Độ lớn lực ép giữa sàn và thùng hàng.
- A. 54 N.
-
B. 529,2 N.
- C. 5832 N.
- D. 162 N.
Câu 36: Khi ném một vật theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí), thời gian chuyển động của vật phụ thuộc vào
- A. Vận tốc ném.
-
B. Độ cao từ chỗ ném đến mặt đất.
- C. Khối lượng của vật.
- D. Thời điểm ném.
Câu 37: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vận tốc?
- A. Bạn Nam đi từ nhà đến trường với vận tốc 10 km/h.
-
B. Xe ô tô đi từ A đến B theo hướng Bắc với tốc độ 40 km/h.
- C. Mỗi giờ, con ốc sên đi được 100 cm.
- D. Con báo đuổi theo con ninh dương một đoạn là 3 km theo hướng Nam.
Câu 38: Một chiếc phà chạy xuôi dòng từ A đến B mất 3h, khi chạy ngược dòng về mất 6h. Hỏi nếu phà tắt máy trôi theo dòng nước thì từ A đến B mất bao lâu?
-
A. 12 h.
- B. 10 h.
- C. 9 h.
- D. 3 h.
Câu 39: Hai bạn Quyên và Thủy đi xe đạp đến trường, coi là đường thẳng với vận tốc vQ = 9km/h, vTh= 12km/h. Xác định độ lớn vận tốc của Quyên so với Thủy khi hai xe chuyển động ngược chiều.
- A. 9 km/h.
- B. 12 km/h.
-
C. 21 km/h.
- D. 3 km/h.
Câu 40: Vật rắn nằm cân bằng như hình vẽ, góc hợp bởi lực căng của dây là $150^{\circ}$. Trọng lượng của vật là bao nhiêu? Biết độ lớn lực căng dây là 200 N
-
A. 103,5 N
- B. 84 N
- C. 200 N
- D. 141,2 N