NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Công nghệ cảm biến trong việc kiểm soát chất lượng nông sản là ứng dụng của vật lí vào ngành nào?
-
A. Nông nghiệp.
- B. Y tế.
- C. Giao thông vận tải.
- D. Thông tin liên lạc.
Câu 2: Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?
-
A. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
- B. Khởi động luôn hệ thống và tiến hành thí nghiệm.
- C. Quan sát sơ bộ các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm.
- D. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị.
Câu 3: Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho
-
A. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động.
- B. sự thay đổi hướng của chuyển động.
- C. khả năng duy trì chuyển động của vật.
- D. sự thay đổi vị trí của vật trong không gian.
Câu 4: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây không thuộc lĩnh vực Vật Lí?
- A. Vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên.
-
B. Các chất và sự biến đổi các chất, các phương trình phản ứng của các chất trong tự nhiên.
- C. Trái Đất.
- D. Vũ trụ (các hành tinh, các ngôi sao…).
Câu 5: Một vật đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 12N, 20N, 16N. Nếu bỏ lực 20N thì hợp lực của 2 lực còn lại có độ lớn bằng bao nhiêu ?
- A. 4 N.
-
B. 20 N.
- C. 28 N.
- D. Chưa có cơ sở kết luận.
Câu 6: Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật Lí chúng ta cần lưu ý điều gì?
-
A. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
- B. Khởi động hệ thống và tiến hành thí nghiệm.
- C. Quan sát các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm.
- D. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị.
Câu 7: Độ dịch chuyển là
- A. độ dài quãng đường vật di chuyển.
-
B. khoảng cách mà vật di chuyển theo một hướng xác định.
- C. khoảng cách giữa vị trí xuất phát và vị trí kết thúc quá trình di chuyển.
- D. tỉ số giữa quãng đường và thời gian di chuyển.
Câu 8: ‘‘Lúc 15 giờ 30 phút hôm qua, xe chúng tôi đang chạy trên quốc lộ 5, cách Hải Dương 10 km”. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố gì?
- A. Vật làm mốc.
- B. Mốc thời gian.
- C. Thước đo và đồng hồ.
-
D. Chiều dương trên đường đi.
Câu 9: Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A là nhà, B là siêu thị và C là trạm xăng. Cho AB = 300 m, BC = 200 m. Một người xuất phát từ nhà qua siêu thị đến trạm xăng rồi quay lại siêu thị và dừng lại ở đây. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả quá trình chuyển động?
- A. s = 500 m và d = 200 m.
-
B. s = 700 m và d = 300 m.
- C. s = 300 m và d = 200 m.
- D. s = 200 m và d = 300 m.
Câu 10: Trạng thái đứng yên hay chuyển động có tính tương đối vì trạng thái chuyển động
- A. được quan sát ở nhiều thời điểm khác nhau.
- B. được xác định bởi nhiều người quan sát khác nhau.
- C. không ổn định, đang đứng yên chuyển thành chuyển động hoặc ngược lại
-
D. được quan sát trong nhiều hệ quy chiếu khác nhau.
Câu 11: Một xe có khối lượng m = 5 tấn đang đứng yên trên mặt phẳng nghiêng 300 so với phương ngang. Độ lớn của lực ma sát tác dụng lên xe
- A. lớn hơn trọng lượng của xe.
- B. bằng trọng lượng của xe.
- C. bằng độ lớn của thành phần trọng lực vuông góc với mặt phẳng nghiêng.
-
D. bằng độ lớn của thành phần trọng lực song song với mặt phẳng nghiêng.
Câu 12: Một người đi xe đạp trên đoạn đường nằm ngang thì hãm phanh, xe đi thêm 10 m trong 5 s thì dừng. Khối lượng của xe và người là 100 kg. Tìm độ lớn vận tốc khi hãm và lực hãm. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.
- A. 4 m/s và 80 N.
-
B. 4 m/s và -80 N.
- C. 2 m/s và 80 N.
- D. 2 m/s và -80 N.
Câu 13: Chọn đáp án sai. Nêu một số ứng dụng của lực ma sát trong đời sống.
- A. lực ma sát xuất hiện khi ta mài dao.
- B. lực ma sát xuất hiện trong ổ bi của trục máy khi hoạt động.
- C. lực ma sát xuất hiện khi hành lí di chuyển trên băng chuyền .
-
D. lực ma sát xuất hiện trong nồi áp suất giúp ta ninh chín thức ăn.
Câu 14: Lực tổng hợp của hai lực đồng quy có độ lớn lớn nhất khi hai lực thành phần
-
A. Cùng phương, cùng chiều.
- B. Cùng phương, ngược chiều.
- C. Vuông góc với nhau.
- D. Hợp với nhau một góc khác không.
Câu 15: Moment lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5 N và cánh tay đòn là 2 mét.
- A. 10 N.
- B. 10 Nm.
- C. 11 N.
-
D. 11 Nm.
Câu 16: Người ta thiết kế tên lửa có hình dạng đặc biệt với mục đích
-
A. để lực cản không khí là nhỏ nhất.
- B. thẩm mĩ.
- C. để tăng lực cản không khí.
- D. để chứa được nhiều nhiên liệu.
Câu 17: Một vật chịu tác dụng của bốn lực đồng phẳng, đồng quy nằm ngang gồm lực F1 = 10 N hướng về phía Đông, lực F2 = 20 N hướng về phía Bắc, lực F3 = 22 N hướng về phía Tây, lực F4 = 36 N hướng về phía Nam. Độ lớn của hợp lực do các lực này tác dụng lên vật là?
- A. 28 N.
-
B. 20 N.
- C. 4 N.
- D. 26,4 N.
Câu 18: Các tàu ngầm thường được thiết kế giống với hình dạng của cá heo để:
-
A. giảm thiểu lực cản.
- B. đẹp mắt.
- C. tiết kiệm chi phí chế tạo.
- D. tăng thể tích khoang chứa.
Câu 19: Chọn đáp án đúng. Thứ nguyên của một đại lượng là:
- A. quy luật nêu lên sự phụ thuộc của đơn vị đo đại lượng đó vào các đơn vị cơ bản.
- B. công thức xác định sự phụ thuộc của đơn vị một đại lượng nào đó vào các đơn vị cơ bản.
- C. là đơn vị của đại lượng ấy trong hệ SI.
-
D. cả A và B đều đúng.
Câu 20: Gia tốc là
- A. đại lượng đặc trưng cho độ nhanh chậm của chuyển động.
- B. đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên về hướng của vận tốc.
-
C. đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên của vận tốc theo thời gian.
- D. đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên nhanh chậm của tốc độ theo thời gian.
Câu 21: Một quả bóng, khối lượng 500 g bay với tốc độ 20 m/s đập vuông góc vào bức tường thẳng đứng và bay ngược lại với tốc độ 15 m/s. Thời gian va đập là 0,02 s. Lực do bóng tác dụng vào tường có độ lớn bằng bao nhiêu? Chọn chiều dương là chiều bóng đập vào tường.
- A. 275 N.
- B. 500 N.
-
C. 875 N.
- D. 1000 N.
Câu 22: Một người đi xe đạp trên đoạn đường thẳng AB. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với tốc độ trung bình là 20 km/h, trong nửa thời gian của thời gian còn lại đi với tốc độ trung bình là 10 km/h, sau cùng dắt bộ với tốc độ trung bình là 5 km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả quãng đường.
- A. 15,3 km/h.
-
B. 10,9 km/h.
- C. 12 km/h.
- D. 9 km/h.
Câu 23: Cho ba lực đồng quy có cùng độ lớn F và cùng nằm trong một mặt phẳng. Biết góc tạo bởi các lực $(\vec{F_{1}},\vec{F_{2}})=(\vec{F_{2}},\vec{F_{3}})=120^{\circ}$. Hợp lực của chúng bằng
-
A. 0.
- B. F.
- C. 2F.
- D. 3F.
Câu 24: Moment lực có đơn vị là
- A. $kg.m/s^{2}$
-
B. $N.m$
- C. $kg.m/s$
- D. $N/m$
Câu 25: Trạng thái đứng yên hay chuyển động có tính tương đối vì trạng thái chuyển động
- A. được quan sát ở nhiều thời điểm khác nhau.
- B. được xác định bởi nhiều người quan sát khác nhau.
- C. không ổn định, đang đứng yên chuyển thành chuyển động hoặc ngược lại
-
D. được quan sát trong nhiều hệ quy chiếu khác nhau.
Câu 26: Một vật được ném ngang từ độ cao h = 9 m. Vận tốc ban đầu có độ lớn là vo. Tầm xa của vật 18m. Tính vo. Lấy g = 10 $m/s^{2}$.
- A. 19 m/s.
-
B. 13,4 m/s.
- C. 10 m/s.
- D. 3,16 m/s.
Câu 27: Một người ngồi trên xe đi từ TP HCM ra Đà Nẵng, nếu lấy vật làm mốc là tài xế đang lái xe thì vật chuyển động là:
- A. Xe ô tô.
-
B. Cột đèn bên đường.
- C. Bóng đèn trên xe.
- D. Hành khách đang ngồi trên xe.
Câu 28: Một thuyền đi từ bến A đến bến B cách nhau 6 km rồi lại trở về A. Biết rằng tốc độ của thuyền trong nước yên lặng là 5 km/h, tốc độ nước chảy là 1 km/h. Tính thời gian chuyển động của thuyền.
-
A. 2 giờ 30 phút.
- B. 2 giờ.
- C. 1 giờ.
- D. 1,5 giờ.
Câu 29: Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì ?
-
A. Ampe kế có thể bị chập cháy.
- B. Không có vấn đề gì xảy ra.
- C. Kết quả thí nghiệm không chính xác.
- D. Không hiện kết quả đo.
Câu 30: Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho
- A. trọng lượng của vật.
- B. tác dụng làm quay của lực quanh một trục.
- C. thể tích của vật.
-
D. mức quán tính của vật.
Câu 31: Một chiếc xe buýt trên sông (thuyền) đang chuyển động trên sông Sài Gòn như hình vẽ. Xét một khoảng thời gian nào đó, thuyền đang chuyển động thẳng đều và giả sử rằng trên phương nằm ngang thuyền chỉ chịu tác dụng bởi lực đẩy của động cơ và lực cản của nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?
- A. Lực đẩy của động cơ và lực cản của nước có độ lớn không bằng nhau.
- B. Lực đẩy của động cơ và lực cản của nước có cùng phương và cùng chiều.
-
C. Lực đẩy của động cơ và lực cản của nước có độ lớn bằng nhau.
- D. Lực đẩy của động cơ và lực cản của nước là hai lực trực đối.
Câu 32: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?
- A. Vật chuyển động tròn đều.
- B. Vật chuyển động trên một đường thẳng.
- C. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát.
-
D. Vật tiếp tục chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.
Câu 33: Một máy bay bay theo phương ngang ở độ cao 10 km với tốc độ 720 km/h. Viên phi công phải thả quả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để quả bom rơi trúng mục tiêu? Lấy g = 10 $m/s^{2}$.
- A. 9,7 km.
- B. 8,6 km.
- C. 8,2 km.
-
D. 8,9 km.
Câu 34: Một thùng hàng có khối lượng 54,0 kg được đặt trên mặt sàn nằm ngang và phải cần lực đẩy ít nhất bằng 108 N để làm thùng hàng bắt đầu chuyển động. Lực ma sát nghỉ cực đại tác dụng lên thùng hàng.
- A. 529,2 N.
- B. 162 N.
-
C. 108 N.
- D. 54 N.
Câu 35: Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát trượt giữa 2 mặt tiếp xúc nếu lực pháp tuyến ép hai mặt tiếp xúc tăng lên?
- A. tăng lên.
- B. giảm đi.
-
C. không đổi.
- D. Tùy trường hợp, có thể tăng lên hoặc giảm đi.
Câu 36: Một con cá đang bơi trong nước chịu tác dụng của lực cản F = 0,5v ( v là tốc độ tức thời tính theo đơn vị m/s). Hãy tính lực tối thiểu để con cá đạt được tốc độ 5 m/s, giả sử con cá bơi theo phương ngang.
- A. 5 N.
- B. 3 N.
- C. 4 N.
-
D. 2,5 N.
Câu 37: Khi thả rơi hai tờ giấy giống nhau, trong đó một tờ vo tròn và một tờ được để phẳng. Chọn đáp án đúng.
- A. Hai tờ giấy rơi nhanh chậm như nhau.
-
B. Tờ giấy vo tròn rơi nhanh hơn tờ giấy để phẳng vì lực cản của không khí tác dụng lên tờ để phẳng nhiều hơn lực cản của không khí lên tờ giấy vo tròn.
- C. Tờ giấy vo tròn rơi nhanh hơn tờ giấy để phẳng vì trọng lực tác dụng lên tờ để phẳng có độ lớn lớn hơn tờ giấy vo tròn.
- D. Tờ giấy vo tròn rơi nhanh hơn tờ giấy để phẳng vì lực cản của không khí tác dụng lên tờ để phẳng ít hơn lực cản của không khi lên tờ giấy vo tròn.
Câu 38: Quy tắc moment lực:
- A. chỉ dùng cho vật rắn có trục quay cố định.
- B. chỉ dùng cho vật rắn không có trục quay cố định.
- C. không dùng cho vật chuyển động quay.
-
D. dùng được cho vật rắn có trục cố định và không cố định.
Câu 39: Cho hai lực đồng quy có cùng độ lớn 600 N. Hỏi góc giữa 2 lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng 600 N.
- A. $\alpha =0^{\circ}$
- B. $\alpha =30^{\circ}$
- C. $\alpha =60^{\circ}$
- D. $\alpha =120^{\circ}$
Câu 40: Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần đều. Sau 1 phút 40 giây tàu đạt tốc độ 36 km/h. Quãng đường tàu đi được trong 1 phút 40 giây đó là bao nhiêu? Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu.
- A. 1,5 km.
- B. 3,6 km.
-
C. 0,5 km.
- D. 5,0 km.