Câu 1: Gọi F1 , F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng ?
- A. F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và F2.
- B. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.
- C. F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2.
-
D. Trong mọi trường hợp: $|F_{1}-F_{2}|\leq F\leq F_{1}+F_{2}$.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây về phép tổng hợp lực là sai?
- A. Xét về mặt toán học, tổng hợp lực là phép cộng các vectơ lực cùng tác dụng lên một vật.
- B. Lực tổng hợp có thể xác định bằng quy tắc hình bình hành, quy tắc tam giác lực hoặc quy tắc đa giác lực.
-
C. Độ lớn của lực tổng hợp có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần.
- D. Lực tổng hợp là một lực thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật, có tác dụng tương đương các lực thành phần.
Câu 3: Độ lớn của hợp lực hai lực đồng quy hợp với nhau góc α thỏa mãn biểu thức nào?
-
A. $F=\sqrt{F_{1}^{2}+F_{2}^{2}+2.F_{1}.F_{2}.cos\alpha }$
- B. $F=\sqrt{F_{1}^{2}+F_{2}^{2}-2.F_{1}.F_{2}.cos\alpha }$
- C. $F=F_{1}+F_{2}+2.F_{1}.F_{2}$
- D. $F=\sqrt{F_{1}^{2}+F_{2}^{2}-2.F_{1}.F_{2}}$
Câu 4: Lực tổng hợp của hai lực đồng quy có độ lớn lớn nhất khi hai lực thành phần
-
A. Cùng phương, cùng chiều.
- B. Cùng phương, ngược chiều.
- C. Vuông góc với nhau.
- D. Hợp với nhau một góc khác không.
Câu 5: Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng lực tổng hợp của hai lực $\vec{F_{1}},\vec{F_{2}}$?
- A.
- B.
-
C.
- D.
Câu 6: Các lực cân bằng là các lực
- A. Bằng nhau về độ lớn và tác dụng vào hai vật khác nhau.
- B. Đồng thời tác dụng vào một vật và không gây gia tốc cho vật.
- C. Bằng nhau về độ lớn, ngược chiều và tác dụng vào hai vật khác nhau.
-
D. Bằng nhau về độ lớn, ngược chiều và tác dụng vào một vật.
Câu 7: Khi có hai vectơ lực $\vec{F_{1}},\vec{F_{2}}$ đồng quy, tạo thành 2 cạnh của một hình bình hành thì vectơ tổng hợp lực $\vec{F}$ có thể
- A. có điểm đặt tại 1 đỉnh bất kì của hình bình hành.
-
B. có phương trùng với đường chéo của hình bình hành.
- C. có độ lớn $\vec{F}=\vec{F_{1}}+\vec{F_{2}}$.
- D. cùng chiều với $\vec{F_{1}}$ hoặc $\vec{F_{2}}$.
Câu 8: Chọn phát biểu sai?
- A. Đơn vị của lực là niutơn (N).
- B. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
-
C. Luôn có thể phân tích lực theo hai phương bất kì.
- D. Phân tích lực là phép làm ngược lại với tổng hợp lực.
Câu 9: Phân tích lực là phép
- A. tổng hợp hai lực song song, cùng chiều.
- B. phân tích một lực thành hai lực song song, ngược chiều.
-
C. thay thế một lực thành hai lực thành phần có tác dụng giống hệt lực ấy.
- D. phân tích một lực thành nhiều lực bất kì.
Câu 10: Nếu một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực $\vec{F_{1}}$ và $\vec{F_{2}}$ khác phương, $\vec{F}$ là hợp lực của hai lực đó thì vectơ gia tốc của chất điểm
- A. cùng phương, cùng chiều với lực $\vec{F_{1}}$.
- B. cùng phương, cùng chiều với lực $\vec{F_{2}}$.
-
C. cùng phương, cùng chiều với lực $\vec{F}$.
- D. cùng phương, ngược chiều với lực $\vec{F}$.
Câu 11: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 6 N và 8 N và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là
- A. 4 N.
-
B. 10 N.
- C. 24 N.
- D. 48 N.
Câu 12: Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9 N và 12 N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?
- A. 25 N.
-
B. 15 N.
- C. 2 N.
- D. 1 N.
Câu 13: Một chất điểm chịu tác dụng của một lực $\vec{F}$ có độ lớn là 20 N. Nếu hai lực thành phần của lực đó vuông góc với nhau có độ lớn lần lượt là $F_{1}$ = 12N và F2 thì F2 bằng
- A. 8 N.
-
B. 16 N.
- C. 32 N.
- D. 20 N.
Câu 14: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = F2 = 30 N. Góc tạo bởi hai lực là 120$^{o}$. Độ lớn của hợp lực :
- A. 60 N.
- B. 30$\sqrt{2}$ N.
-
C. 30 N.
- D. 15$\sqrt{3}$ N.
Câu 15: Một vật đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 12N, 20N, 16N. Nếu bỏ lực 20N thì hợp lực của 2 lực còn lại có độ lớn bằng bao nhiêu ?
- A. 4 N.
-
B. 20 N.
- C. 28 N.
- D. Chưa có cơ sở kết luận.
Câu 16: Hai lực $\vec{F_{1}},\vec{F_{2}}$ song song, cùng chiều, cách nhau một đoạn 20 cm. Độ lớn của lực $\vec{F_{1}}$ là 18 N và của lực tổng hợp $\vec{F}$ là 24 N. Hỏi độ lớn của lực $\vec{F_{2}}$ và điểm đặt của lực tổng hợp cách điểm đặt của lực $\vec{F_{2}}$ một đoạn là bao nhiêu?
-
A. 6 N; 15 cm.
- B. 42 N; 5 cm.
- C. 6 N; 5 cm.
- D. 42 N; 15 cm.
Câu 17: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 3 N là 4 N và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực của hai lực nàu có độ lớn là?
- A. 7 N.
-
B. 5 N.
- C. 1 N.
- D. 12 N.
Câu 18: Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực có độ lớn 18 N và 24 N. Biết hợp lực của hai lực này có giá trị 30 N, góc tạo bởi hai lực này là
-
A. 90°.
- B. 30°.
- C. 45°.
- D. 60°.
Câu 19: Hai lực khác phương $\vec{F_{1}}$ và $\vec{F_{2}}$ có độ lớn F1 = F2 = 20 N, góc tạo bởi hai lực này là 60°. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là
- A. 14,1 N.
-
B. $20\sqrt{3}$ N.
- C. 17,3 N.
- D. 20 N.
Câu 20: Phân tích lực $\vec{F}$ thành hai lực $\vec{F_{1}}$ và $\vec{F_{2}}$ hai lực này vuông góc nhau. Biết độ lớn của lực F = 100 N ; F1 = 60 N thì độ lớn của lực F2 là:
- A. F2 = 40 N
- B. F2 = √13600 N
-
C. F2 = 80 N
- D. F2 = 640 N
Câu 21: Hợp lực F của hai lực F1 và lực F2 có độ lớn 8$\sqrt{2}$ N; lực F tạo với hướng của lực F1 góc 45$^{o}$ và F1 = 8 N. Xác định hướng và độ lớn của lực F2
-
A. vuông góc với lực F1 và F2 = 8 N
- B. vuông góc với lực F1 và F2 = 6 N
- C. cùng phương ngược chiều với F1 và F2 = 8 N
- D. cùng phương ngược chiều với F1 và F2 = 6 N