NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Năng lượng liên kết của phân tử H2 là 436 kJ/mol cho biết điều gì?
- A. Nhiệt tỏa ra khi phá vỡ 1 mol H2 thành các nguyên tử H (ở thể khí) là 432 kJ
- B. Năng lượng giải phóng ra khi H2 phản ứng với các chất khác là 432 kJ
- C. Để phá vỡ 1 gamliên kết H-H thành các nguyên tử H (ở thể khí) cần năng lượng là 432 kJ.
-
D. Để phá vỡ 1 mol liên kết H-H thành các nguyên tử H (ở thể khí) cần năng lượng là 432 kJ
Câu 2: Nguyên tử copper ở ô số 29, nhóm IB. Cấu hình electron của nguyên tử copper là?
- A. 1s22s22p63s23p63d94s2
-
B. 1s22s22p63s23p63d104s1
- C. 1s22s22p63s23p63d104s14p1
- D. 1s22s22p63s23p63d104s14p2.
Câu 3: Tại sao ở nhiệt độ phòng fluorine, chlorine là những chất khí, còn bromine là chất lỏng?
-
A. Do giữa các phân tử bromine có tương tác van der Waals
- B. Do độ âm điện của bromine thấp hơn fluorine, chlorine
- C. Do năng lượng liên kết của bromine lớn hơn fluorine, chlorine
- D. Do bán kính nguyên tử bromine lớn hơn fluorine, chlorine.
Câu 4: Nguyên tố X thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn. Oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là XO2. Số electron hóa trị của X là?
- A. 3
-
B. 4
- C. 5
- D. 6.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Hydroxide của các nguyên tố nhóm IA thể hiện tính base mạnh
- B. Hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm VIIA (trừ fluorine) thể hiện tính acid mạnh
-
C. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần
- D. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính acid của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần.
Câu 6: Nhiệt độ nóng chảy của các phân tử trong dãy halogen được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là?
- A. Cl2, Br2, F2, I2
- B. I2, Br2, Cl2, F2
-
C. F2, Cl2, Br2, I2
- D. F2, Br2, Cl2, I2-.
Câu 7: Cho công thức hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của X là H3XO4, trong đó X chiếm 31,63% về khối lượng. Xác định nguyên tố X.
- A. Sulfur (S)
-
B. Phosphorus (P)
- C. Carbon (C)
- D. Nitrogen (N).
Câu 8: Trong các nguyên tử của các nguyên tố sau: Ca, Cl, Fe, O, Mg. Có bao nhiêu nguyên tử có xu hướng nhận thêm electron để đạt tới cấu hình bền vững?
-
A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5.
Câu 9: Yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến tính chất hóa học của nguyên tố nhóm A?
-
A. Cấu hình electron nguyên tử
- B. Số khối
- C. Khối lượng nguyên tử
- D. Số neutron.
Câu 10: Yếu tố nào đặc trưng cho độ bền của liên kết?
-
A. Năng lượng liên kết hóa học
- B. Năng lượng ion hóa
- C. Độ âm điện
- D. Bán kính nguyên tử.
Câu 11: Theo quy luật biến đổi tính chất của các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì?
-
A. Phi kim mạnh nhất là fluorine
- B. Phi kim mạnh nhất là iodine
- C. Kim loại mạnh nhất là magnesium
- D. Kim loại mạnh nhất là aluminium.
Câu 12: Bán kính nguyên tử phụ thuộc vào yếu tố nào?
- A. Cấu hình electron nguyên tử
- B. Khối lượng nguyên tử
- C. Năng lượng ion hóa
-
D. Lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai về các liên kết được tạo thành bởi sự xen phủ các orbital nguyên tử?
- A. Liên kết đôi gồm một liên kết σ và một liên kết π
- B. Liên kết đơn là liên kết σ
- C. Liên kết ba gồm một liên kết σ và hai liên kết π
-
D. Liên kết ba gồm một liên kết π và hai liên kết σ.
Câu 14: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo mấy nguyên tắc?
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4.
Câu 15: Liên kết hydrogen thường được biểu diễn như thế nào?
-
A. Biểu diễn bằng dấu ba chấm giữa các nguyên tử
- B. Biểu diễn bằng liên kết đôi giữa các nguyên tử
- C. Biểu diễn bằng liên kết ba giữa các nguyên tử
- D. Biểu diễn bằng mũi tên giữa các nguyên tử.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, chu kì và nhóm
- B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần
-
C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử
- D. Nhóm nguyên tố gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cấu hình electron tương tự nhau.
Câu 17: Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là +12. Khi hình thành liên kết hóa học X có xu hướng
-
A. Nhường 2 electron
- B. Nhận 2 electron
- C. Nhận 6 electron
- D. Nhận 8 electron.
Câu 18: Cho X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kì và đứng kế tiếp nhau (biết MY > MX). Tổng số proton của X và Y là 33. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của Y là?
- A. Y2O3
- B. YO2
- C. YO3
-
D. Y2O7.
Câu 19: Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm VA của bảng tuần hoàn. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố M là:
- A. 16
- B. 14
-
C. 15
- D. 13;
Câu 20: Nhiệt độ sôi của H2O cao hơn nhiều so với H2S và CH4 vì?
- A. Nhiệt độ nóng chảy cao làm cho nhiệt độ sôi cao.
- B. Liên kết O-H phân cực hơn liên kết S-H và C-H nên phân tử H2O khó bị phá vỡ hơn.
- C. H2O là dung môi hòa tan được nhiều chất.
-
D. Giữa các phân tử nước có liên kết hydrogen còn H2S và CH4 thì không.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Orbital nguyên tử được kí hiệu là AO
-
B. Theo mô hình hiện đại nguyên tử, electron chuyển động rất nhanh và theo một quỹ đạo xác định
- C. Khi chuyển động trong nguyên tử, các electron có những mức năng lượng khác nhau đặc trưng cho trạng thái chuyển động của nó
- D. Orbital s có dạng hình cầu.
Câu 22: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p4. Số hiệu nguyên tử của X là?
- A. 24
- B. 8
- C. 32
-
D. 16.
Câu 23: Sự xen phủ nào sau đây tạo thành liên kết π?
- A. Xen phủ trục giữa 2 orbital p
- B. Xen phủ bên giữa 2 orbital s
- C. Xen phủ trục giữa 1 orbital s và 1 orbital p
-
D. Xen phủ bên giữa 2 orbital p
Câu 24: Cấu hình electron của chlorine (Z = 17) là?
-
A. 1s22s22p63s23p5
- B. 1s22s22p63s23p2
- C. 1s22s22p63s23p3
- D. 1s22s22p63s23p4.
Câu 25: Liên kết ion trong hợp chất KF được tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa
- A. Cation K2+ và anion F2-
- B. Anion K+ và anion F-
- C. Anion K2+ và cation F-
-
D. Cation K+ và anion F-.
Câu 26: Kí hiệu phân lớp nào sau đây là sai?
- A. 2s
-
B. 2d
- C. 3d
- D. 4f.
Câu 27: Tại sao khi chưng cất rượu, C2H5OH bay hơi trước H2O mà C2H5OH có khối lượng phân tử lớn hơn H2O?
- A. Các phân tử nước liên kết chặt chẽ với nhau bằng liên kết hydrogen
- B. Nhiệt độ sôi của H2O cao hơn C2H5OH
- C. Khi chưng cất, C2H5OH ở điểm sôi thấp hơn nên bay hơi trước
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 28: Hiện nay con người đã tìm được ra bao nhiêu nguyên tố hóa học?
-
A. 118
- B. 119
- C. 120
- D. 121.
Câu 29: Các ion trong tinh thể được sắp xếp như thế nào?
-
A. Theo một trật tự nhất định trong không gian theo kiểu mạng lưới
- B. Sắp xếp hỗn độn không có trật tự nhất định
- C. Sắp xếp theo hình cầu
- D. Sắp xếp theo hình vuông
Câu 30: Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng có số ……. khác nhau?
- A. Electron
- B. Proton
-
C. Neutron
- D. Nguyên tử.
Câu 31: Tinh thể muối ăn không có tính chất nào sau đây?
- A. Là chất rắn, cứng nhưng giòn
- B. Dễ tan trong nước
- C. Tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn điện.
-
D. Nhiệt độ nóng chảy thấp, dễ bay hơi.
Câu 32: Trong tự nhiên, silver có 2 đồng vị, trong đó đồng vị chiếm 56%. Tính số khối của đồng vị còn lại biết nguyên tử khối trung bình của silver là 107,88.
- A. 106
- B. 107
-
C. 108
- D. 109.
Câu 33: Nguyên nhân hình thành liên kết giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể là?
-
A. Sự giảm năng lượng của các nguyên tử khi kết hợp lại với nhau
- B. Sự tương tác giữa các nguyên tử phân tử này và nguyên tử phân tử khác
- C. Sự kết hợp của các electron có trong phân tử
- D. Sự giảm số electron khi các phân tử tương tác với nhau.
Câu 34: Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện?
- A. Na, K, S, P, F
- B. F, S, P, Na, K
-
C. K, Na, P, S, F
- D. F, P, S, K, Na.
Câu 35: Các chất có chứa liên kết cộng hóa trị có thể tồn tại ở trạng thái nào?
- A. Rắn
- B. Lỏng
- C. Khí
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 36: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Các đồng vị có cùng số proton
-
B. Các đồng vị có cùng số neutron
- C. Các đồng vị có số neutron khác nhau
- D. Các đồng vị có số khối khác nhau.
Câu 37: Các electron nào được tham gia vào quá trình tạo thành liên kết trong các phản ứng hóa học?
-
A. Electron thuộc lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng
- B. Electron lớp thứ nhất
- C. Electron ở lớp thứ hai
- D. Tất cả các electron.
Câu 38: Nguyên tử X có chứa 29 electron và 35 neutron. Nguyên tử X là?
-
A. Copper (Cu)
- B. Aluminium (Al)
- C. Iron (Fe)
- D. Calcium (Ca).
Câu 39: Hạt nhân nguyên tử X có chứa 13 proton và 14 neutron. Số khối của hạt nhân nguyên tử X là?
- A. 13
- B. 14
-
C. 27
- D. 25.
Câu 40: Liên kết ion
- A. Có tính bão hòa, có tính định hướng
- B. Không có tính bão hòa, có tính định hướng
-
C. Không có tính bão hòa, không có tính định hướng
- D. Có tính bão hòa, không có tính định hướng.