Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng khi xảy ra kèm theo sự truyền nhiệt từ chất phản ứng ra môi trường.
- B. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng khi xảy ra kèm theo sự truyền nhiệt từ môi trường vào chất phản ứng.
-
C. Phản ứng phân hủy là phản ứng tỏa nhiệt.
- D. Phản ứng phân hủy là phản ứng thu nhiệt.
Câu 2: Nhiệt tạo thành chuẩn của khí Nitrogen trong phản ứng hóa học là
-
A. 0 kJ/mol.
- B. 1 kJ/mol.
- C. 273 kJ/mol.
- D. 298 kJ/mol.
Câu 3: Biến thiên enthalpy của các phản ứng phụ thuộc vào yếu tố nào trong các yếu tố sau:
(1) Điều kiện xảy ra phản ứng.
(2) Trạng thái vật lý của các chất.
(3) Số lượng chất tham gia.
(4) Số lượng chất sản phẩm.
-
A. (1) và (2).
- B. (3) và (4).
- C. (1) và (3).
- D. (2) và (4).
Câu 4: Phản ứng sau thuộc loại phản ứng nào?
C2H4(g)+H2→C2H6(g) $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ =−137,0kJ
- A. Phản ứng thu nhiệt.
-
B. Phản ứng tỏa nhiệt.
- C. Vừa thu nhiệt, vừa tỏa nhiệt.
- D. Không thuộc loại nào.
Câu 5: Biến thiên enthalpy chuẩn được xác định ở nhiệt độ nào?
- A. 0oC.
-
B. 25oC.
- C. 40oC.
- D. 100oC.
Câu 6: Biểu thức tính biến thiên enthalpy ở điều kiện chuẩn theo nhiệt tạo thành là?
-
A. $\Delta {_{r}}H_{298}^{o}$=∑$\Delta {_{f}}H_{298}^{o}$(sp)−∑$\Delta {_{f}}H_{298}^{o}$(cđ).
- B. $\Delta {_{r}}H_{298}^{o}$=∑$\Delta {_{f}}H_{298}^{o}$(cđ)−2.∑Δ$\Delta {_{f}}H_{298}^{o}$(sp)
- C. $\Delta {_{r}}H_{298}^{o}$=3.∑Eb(sp)−∑Eb(cđ)
-
D. $\Delta {_{r}}H_{298}^{o}$=∑Eb(cđ)−2∑Eb(sp)
Câu 7: Biểu thức tính biến thiên enthalpy ở điều kiện chuẩn theo năng lượng liên kết (các chất đều ở thể khí) là?
-
A. $\Delta {_{r}}H_{298}^{o}$=∑$\Delta {_{f}}H_{298}^{o}$(sp)−∑$\Delta {_{f}}H_{298}^{o}$(cđ).
- B. $\Delta {_{r}}H_{298}^{o}$=∑$\Delta {_{f}}H_{298}^{o}$(cđ)−2.∑Δ$\Delta {_{f}}H_{298}^{o}$(sp)
- C. $\Delta {_{r}}H_{298}^{o}$=3.∑Eb(sp)−∑Eb(cđ)
-
D. $\Delta {_{r}}H_{298}^{o}$=∑Eb(cđ)−∑Eb(sp)
Câu 8: Đơn vị của biến thiên enthalpy của phản ứng là?
-
A. kJ.
- B. kJ/mol.
- C. mol/kJ.
- D. g.
Câu 9: Để xác định biến thiên enthalpy bằng thực nghiệm người ta có thể dùng dụng cụ nào?
- A. Nhiệt kế.
-
B. Nhiệt lượng kế.
- C. Vôn kế.
- D. Ampe kế.
Câu 10: Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:
CaCO3$\overset{t^{o}}{\rightarrow}$CaO+CO2
Biết nhiệt tạo thành của CaCO3(s) là -1206,9 kJ/mol, của CaO(s) là -635,1 kJ/mol của CO2(g) là - 393,5 kJ/mol.
-
A. 178,3 kJ.
- B. - 1028,6 kJ.
- C. - 178,3 kJ.
- D. - 1206 kJ.
Câu 11: Số lượng mỗi loại liên kết trong phân tử CH3Cl là
- A. 1 liên kết C – H, 1 liên kết C – Cl.
- B. 3 liên kết C – H, 1 liên kết H – Cl.
- C. 2 liên kết C – H, 1 liên kết C – Cl.
-
D. 3 liên kết C – H, 1 liên kết C – Cl.
Câu 12: Sự thay đổi năng lượng trong một quá trình hóa học phụ thuộc vào yếu tố nào?
- A. Các sản phẩm trung gian.
- B. Cách phản ứng xảy ra.
-
C. Trạng thái của các chất.
- D. Chất xúc tác.
Câu 13: Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng:
C4H10(g)→C2H4(g)+C2H6(g)
Biết Eb (H-H) = 436 kJ/mol, Eb (C-H) = 418 kJ/mol, Eb (C-C) = 346 kJ/mol, Eb (C=C) = 612 kJ/mol.
- A. - 80 kJ.
- B. - 734 kJ.
- C. - 915 kJ.
-
D. 80 kJ.
Câu 14: Cho các phản ứng dưới đây:
(1) CO (g) + ½ O2 (g) ⟶ CO2 (g) $\Delta {_{r}}H_{298}^{o}$ = − 283 kJ
(2) C (s) + H2O (g) to $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ CO (g) + H2 (g) $\Delta {_{r}}H_{298}^{o}$ = + 131,25 kJ
(3) H2 (g) + F2 (g) ⟶ 2HF (g) $\Delta {_{r}}H_{298}^{o}$ = − 546 kJ
(4) H2 (g) + Cl2 (g)⟶ 2HCl (g) $\Delta {_{r}}H_{298}^{o}$ = − 184,62 kJ
Phản ứng xảy ra thuận lợi nhất là
-
A. Phản ứng (1).
- B. Phản ứng (2).
- C. Phản ứng (3).
- D. Phản ứng (4).
Câu 15: Cho $\Delta {_{f}}H_{298}^{o}$(Fe2O3, s) = − 825,5 kJ/mol. Biết 1 J = 0,239 cal. Enthalpy tạo thành chuẩn theo đơn vị (kcal) của Fe2O3 (s) là
- A. 197,2945 kJ/mol.
-
B. − 197,2945 kJ/mol.
- C. 3454 kJ/mol.
- D. − 3454 kJ/mol.
Câu 16: Phương trình nhiệt hóa học giữa nitrogen và oxygen như sau:
N2 (g) + O2 (g) ⟶ 2NO (g) $\Delta {_{r}}H_{298}^{o}$ = +180 kJ
Kết luận nào sau đây đúng?
- A. Nitrogen và oxygen phản ứng mạnh hơn khi ở nhiệt độ thấp.
- B. Phản ứng tỏa nhiệt.
- C. Phản ứng xảy ra thuận lợi hơn ở điều kiện thường.
-
D. Phản ứng hóa học xảy ra có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.
Câu 17: Cho biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:
4FeS2(s)+11O2(g)→2Fe2O3(s)+8SO2(g)
Biết nhiệt tạo thành của các chất FeS2(s), Fe2O3(s) và SO2(g) lần lượt là - 177,9 kJ/mol, - 825,5 kJ/mol và - 296,8 kJ/mol.
Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. $\Delta {_{f}}H_{298}^{o}$(O2(g))=0kJ .
- B.∑Δ $\Delta {_{f}}H_{298}^{o}$(sp)=−4025,4kJ
- C. ∑Δ $\Delta {_{f}}H_{298}^{o}$(cđ)=−711,6kJ.
-
D. Phản ứng hóa học xảy ra có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.
Câu 18: Cho biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:
C2H4(g)+H2(g)→C2H6(g)
Biết Eb (H-H) = 436 kJ/mol, Eb (C-H) = 418 kJ/mol, Eb (C-C) = 346 kJ/mol, Eb (C=C) = 612 kJ/mol.
Phát biểu nào sau đây là sai?
- A.$\Delta {_{r}}H_{298}^{o}$=−134kJ.
-
B. ∑Eb(cđ)=2720kJ.
-
C.∑Eb(sp)=3254kJ.
- D. Đây là phản ứng tỏa nhiệt.
Câu 19: Cho biết biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:
SO2(g)+ ½ O2(g)→SO3(l) $\Delta {_{r}}H_{298}^{o}$=−144,2kJ
Biết nhiệt tạo thành chuẩn của SO3: $\Delta {_{f}}H_{298}^{o}$(SO3(l))=−441,0kJ/mol
Nhiệt tạo thành chuẩn của SO2 là?
- A. - 441,0 kJ/mol.
- B. -144,2 kJ/mol.
-
C. - 296,8 kJ/mol.
- D. 0 kJ/mol.
Câu 20: Cho phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:
2H2 (g) + O2 (g) $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2H2O (g)
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên tính theo năng lượng liên kết là
- A. 506 kJ;
- B. 428 kJ;
- C. − 463 kJ;
-
D. - 506 kJ.