Câu 1:Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về ba nguyên tử: $ _{13}^{26}\textrm{X}$, $_{26}^{55}\textrm{Y}$, $ _{12}^{26}\textrm{Z}$?
- A.X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học.
-
B.X và Z có cùng số khối.
- C.X và Y có cùng số neutron.
- D.X, Z là hai đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học
Câu 2: Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học đều có
- A. cùng số neutron.
- B. tính chất hóa học khác nhau.
-
C. tính chất hóa học tương tự nhau.
- D. cùng trọng lượng nguyên tử.
Câu 3: Một nguyên tử có 29 proton, 36 neutron và 29 electron. Số hiệu nguyên tử và số khối của nguyên tử có giá trị:
- A. Số hiệu nguyên tử = 16, số khối = 36.
- B. Số hiệu nguyên tử = 29, số khối = 36.
-
C. Số hiệu nguyên tử = 29, số khối = 65.
- D. Số hiệu nguyên tử = 36, số khối = 65.
Câu 4: Số neutron và số electron của nguyên tử Fluorine $_{9}^{19}\textrm{F}$ trên lần lượt là
- A. 9 và 19.
-
B. 10 và 9.
- C. 10 và 19.
- D. 9 và 10.
Câu 5 : Trong những hợp chất sau đây, cặp chất nào là đồng vị của nhau:
- A. $_{19}^{40}\textrm{K}$ và $_{18}^{40}\textrm{Ar}$.
- B. $_{19}^{40}\textrm{K}$ và $_{20}^{40}\textrm{Ca}$.
- C. O2 và O3.
- D. $_{8}^{16}\textrm{O}$ và $_{8}^{17}\textrm{O}$.
Câu 6: Hạt nhân nguyên tử X có 8 proton và 9 neutron. Kí hiệu nguyên tử của X là
Cho 3 nguyên tử: $_{6}^{12}\textrm{X}$, $_{7}^{14}\textrm{Y}$, $_{6}^{14}\textrm{Z}$. Các nguyên tử nào là đồng vị?
- A. $_{8}^{9}\textrm{X}$
- B. $_{9}^{8}\textrm{X}$
- C. $_{17}^{8}\textrm{X}$
-
D. $_{8}^{17}\textrm{X}$
Câu 7: Nguyên tử X có tổng các loại hạt cơ bản là 52, trong đó số hạt mang điện gấp 1,889 lần số hạt không mang điện. Nhận định sai là
- A. X có 18 hạt không mang điện.
-
B. Số hạt mang điện của X là 35.
- C. X có 17 electron ở lớp vỏ.
- D. Số khối của X là 35.
Câu 8: Từ hai đồng vị hydrogen ($_{1}^{1}\textrm{H}$ và $_{1}^{2}\textrm{H}$) và đồng vị $_{8}^{16}\textrm{O}$, số loại phân tử H2O có thể được tạo thành là
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 9: Nguyên tử X có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 4p5. Tỉ số giữa số hạt không mang điện và số hạt mang điện là 0,6429. Số khối của X là
- A. 90.
- B. 85.
- C. 70.
-
D. 80.
Câu 10: Trong tự nhiên, nguyên tử Chlorine có hai đồng vị bền là 35Cl và 37Cl. Tại sao nguyên tử khối tương đối của Chlorine thường được sử dụng là 35,5?
- A. Đây là giá trị trung bình cộng số khối của hai đồng vị.
- B. Lấy giá trị ngẫu nhiên.
- C. Nó là khối lượng trung bình của các đồng vị.
-
D. Đây là giá trị nguyên tử khối trung bình của hai đồng vị.
Câu 11: Cho các kí hiệu nguyên tử sau: $_{19}^{39}\textrm{K}$ và $_{19}^{40}\textrm{K}$. Nhận xét nào sau đây không đúng?
- A. X và Y là 2 nguyên tử đồng vị.
- B. X và Y đều có 19 neutron
- C. X và Y có cùng số electron.
- D. X và Y có số khối khác nhau.
Câu 12: Cho các cặp nguyên tử sau. Đáp án nào chứa cặp đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học?
- A. Nguyên tử X: 13 proton, 12 neutron và 12 electron. Nguyên tử Y: 12 proton, 12 neutron và 12 electron.
- B. Nguyên tử X: 12 proton, 12 neutron và 12 electron. Nguyên tử Y: 12 proton, 12 neutron và 13 electron.
-
C. Nguyên tử X: 12 proton, 12 neutron và 12 electron. Nguyên tử Y: 12 proton, 13 neutron và 12 electron.
- D. Nguyên tử X: 13 proton, 13 neutron và 12 electron. Nguyên tử Y: 14 proton, 12 neutron và 13 electron.
Câu 13: Thông tin về các nguyên tử Q, R, S, T được cho trong bảng sau:
Nguyên tử |
Số proton |
Số neutron |
Số eletcron |
Q |
6 |
6 |
6 |
R |
7 |
7 |
7 |
S |
6 |
8 |
6 |
T |
8 |
8 |
8 |
Hai nguyên tử là đồng vị của nhau là?
-
A. Q và S.
- B. Q và T.
- C. R và T.
- D. R và S.
Câu 14: Cho các nguyên tử X, Y, Z, T có các đặc điểm như sau:
(1) nguyên tử X có 17 proton và số khối bằng 35
(2) nguyên tử Y có 17 neutron và số khối 33
(3) nguyên tử Z có 17 neutron và 15 proton
(4) nguyên tử T có 20 neutron và số khối bằng 37
Những nguyên tử là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là
- A. X và Y.
- B. Y và T.
- C. Z và Y.
- D. X và T.
Câu 15: Một đồng vị của nguyên tố 111 có số khối là 272. Phát biểu nào sau đây về nguyên tố 111 là đúng?
- A. Nguyên tố này chứa 111 neutron trong hạt nhân.
- B. Nó thuộc chu kỳ 6 của bảng tuần hoàn.
-
C. Hiệu số giữa số netron và số electron ngoài hạt nhân là 50.
- D. Nguyên tố 111 và nguyên tố 110 là đồng vị của nhau.
Câu 16: Trong tự nhiên, nguyên tố Copper có hai đồng vị là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của Copper là 63,54. Thành phần % số nguyên tử của đồng vị 65Cu là
-
A. 27%.
- B. 50%.
- C. 54%.
- D. 73%.
Câu 17: Nguyên tố Y có nguyên tử khối trung bình là 35,5. Trong tự nhiên, Y có hai đồng vị bền Y1 và Y2 với tỉ lệ số nguyên tử lần lượt là 1:3. Hạt nhân Y1 nhiều hơn hạt nhân Y2 2 neutron. Số khối của Y1 và Y2 lần lượt là
- A. 34 và 36.
- B. 35 và 37.
-
C. 37 và 35.
- D. 36 và 34.
Câu 18: Carbon có hai đồng vị bền ($_{6}^{12}\textrm{C}$ và $_{6}^{13}\textrm{C}$); oxygen có ba đồng vị ($_{8}^{16}\textrm{O}$, $_{8}^{17}\textrm{O}$ và $_{8}^{18}\textrm{O}$), số loại phân tử CO có thể được tạo thành là
- A. 2.
- B. 4.
-
C. 6.
- D. 9.
Câu 19: Carbon có hai đồng vị bền ($_{6}^{12}\textrm{C}$ và $_{6}^{13}\textrm{C}$); oxygen có ba đồng vị ($_{8}^{16}\textrm{O}$, $_{8}^{17}\textrm{O}$ và $_{8}^{18}\textrm{O}$),. Số loại phân tử CO2 có thể được tạo thành là
- A. 6.
- B. 9.
-
C. 12.
- D. 18.
Câu 20: Hydrogen có ba đồng vị bền ($_{1}^{1}\textrm{H}$, $_{1}^{2}\textrm{H}$ và $_{1}^{3}\textrm{C}$); oxygen có ba đồng vị ($_{8}^{16}\textrm{O}$, $_{8}^{17}\textrm{O}$ và $_{8}^{18}\textrm{O}$),. Số loại phân tử H2O có thể được tạo thành là
- A. 6.
- B. 12.
-
C. 18.
- D. 24.