ÔN TẬP CHƯƠNG 3
Câu 1: Trên thị trường không có loại máy phay nào sau đây?
- A. Máy phay giường
- B. Máy phay nằm
-
C. Máy phay NCC
- D. Máy phay đứng
Câu 2: Trong bước “xác định trình tự các bước gia công chi tiết” cần làm gì?
- A. Chọn phôi để chế tạo
-
B. Tính toán lượng dư gia công, chế độ cắt và tính thời gian
- C. Chọn phương pháp chế tạo phôi
- D. Tìm hiểu chi tiết cần gia công xác định dạng sản xuất
Câu 3: Phương pháp gia công nào thường được sử dụng để tạo hình chi tiết bằng cắt dụng cụ?
- A. Đúc
- B. Mài
- C. Tiện
-
D. Phay
Câu 4: Bước đầu tiên trong quy trình gia công chi tiết trong cơ khí là gì?
-
A. Thiết kế kỹ thuật chi tiết
- B. Chọn phương pháp gia công
- C. Chuẩn bị nguyên liệu
- D. Lập kế hoạch gia công
Câu 5: Để đúc, rèn sản phẩm, người ta ứng dụng phương pháp gia công cơ khí nào?
-
A. Gia công cơ khí không phoi
- B. Gia công cơ khí không phôi
- C. Gia công cơ khí có phôi
- D. Gia công cơ khí có phoi
Câu 6: Phương pháp đúc không có ưu điểm nào dưới đây?
- A. Đúc vật có khối lượng lớn
- B. Đúc vật có khối lượng nhỏ
- C. Đúc được tất cả kim loại và hợp kim
-
D. Tiết kiệm kim loại
Câu 7: Để khoan, phay, bào,… người ta ứng dụng phương pháp gia công cơ khí nào?
- A. Gia công cơ khí không phoi
- B. Gia công cơ khí không phôi
- C. Gia công cơ khí có phoi
-
D. Gia công cơ khí có phôi
Câu 8: Kĩ sư công nghệ chế tạo máy làm việc tại đâu
- A. Các doanh nghiệp
- B. Các khu công nghiệp
-
C. Các phòng kĩ thuật hoặc xưởng sản xuất
- D. Các trường đại học
Câu 9: Bước cuối cùng trong quy trình gia công chi tiết trong cơ khí là gì?
-
A. Lắp ráp và kiểm tra cuối cùng
- B. Đóng gói và bảo quản
- C. Vận chuyển sản phẩm
- D. Sơn và hoàn thiện bề mặt
Câu 10: Phương pháp gia công nào thường được sử dụng để tạo hình chi tiết bằng lực ép?
- A. Đúc
- B. Phay
-
C. Ép nhựa
- D. Tiện
Câu 11: Đối với phương pháp gia công áp lực, kim loại ở trạng thái nào?
- A. Không xác định
- B. Lỏng
-
C. Nóng
- D. Nung nóng chỗ nối đến nóng chảy
Câu 12: Bước thứ 3 của quy trình công nghệ gia công chi tiết là:
- A. Tìm hiểu chi tiết cần gia công xác định dạng sản xuất
- B. Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi
-
C. Xác định trình tự các bước gia công chi tiết
- D. Tính toán lượng dư gia công, chế độ cắt và tính thời gian
Câu 13: Trong quá trình tiện bước 1,2, 3 khi gia công chi tiết mặt bích để tránh sai số do gá đặt khi gia công ta cần làm gì?
- A. Giữ nguyên gá đặt
- B. Giữ nguyên máy tiện
-
C. Giữ nguyên máy tiện, gá đặt đồng thời kẹp chặt phôi
- D. Kẹp chặt phôi
Câu 14: Trước khi chọn phôi cần làm gì?
- A. Chọn phương pháp chế tạo phôi
-
B. Tìm hiểu chi tiết cần gia công xác định dạng sản xuất
- C. Tính toán lượng dự gia công
- D. Xác định trình tự các bước gia công chi tiết
Câu 15: Bước thứ 2 của quy trình công nghệ gia công chi tiết là:
- A. Tính toán lượng dư gia công, chế độ cắt và tính thời gian
-
B. Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi
- C. Xác định trình tự các bước gia công chi tiết
- D. Tìm hiểu chi tiết cần gia công xác định dạng sản xuất
Câu 16: Để lập quy trình công nghệ gia công chi tiết cần có mấy bước chính?
- A. 2
-
B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 17: Máy tiện để gia công cơ khí thường là:
- A. Dao quay tròn tại chỗ, phôi tịnh tiến ngang dọc lên xuống
- B. Dao tịnh tiến lên xuống, phôi quay tròn, tịnh tiến ngang dọc
-
C. Dao tịnh tiến ngang dọc, phôi quay tròn tại chỗ
- D. Dao chuyển động tịnh tiến lên xuống, phôi đứng yên
Câu 18: Ưu điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực là:
-
A. Có cơ tính cao
- B. Chế tạo được vật có kích thước từ nhỏ đến lớn
- C. Chế tạo phôi từ vật có tính dẻo kém
- D. Chế tạo được vật có kết cấu phức tạp
Câu 19: Đâu không phải là nhược điểm của phương pháp đúc :
- A. Không điền đầy lòng khuôn
- B. Vật đúc bị nứt
-
C. Chỉ đúc được một số kim loại nhất định
- D. Bị rỗ khí
Câu 20: Phân loại theo lịch sử phát triển của công nghệ gia công gồm:
-
A. Gia công cơ khí không phoi và gia công cơ khí có phoi
- B. Gia công cơ khí không phoi và gia công cơ khí truyền thống
- C. Gia công cơ khí truyền thống và gia công cơ khí có phoi
- D. Gia công cơ khí truyền thống và gia công cơ khí hiện đại
Câu 21: Để đúc các chi tiết có dạng tròn xoay người ta thường dùng phương pháp đúc
-
A. Đúc li tâm
- B. Đúc trong khuôn cát
- C. Đúc áp lực
- D. Đúc trong khuôn kim loại
Câu 22: Gia công cơ khí là việc sử dụng các máy móc, công cụ, công nghệ và áp dụng các để tạo ra các thành phẩm từ vật liệu ban đầu
- A. Phản ứng hóa học
-
B. Nguyên lí vật lí
- C. Công thức toán học
- D. Quy trình công nghệ
Câu 23: Phương pháp gia công nào thường được sử dụng để tạo hình chi tiết bằng nhiệt?
-
A. Đúc
- B. Tiện
- C. Ép nhựa
- D. Phay
Câu 24: Phương pháp đúc mà khuôn chỉ sử dụng một lần
- A. Đúc li tâm
- B. Đúc trong khuôn kim loại
- C. Đúc áp lực
-
D. Đúc trong khuôn cát
Câu 25: Cách chọn mũi khoan:
- A. Có đường kính lớn hơn đường kính lỗ cần khoan
- B. Có đường kính nhỏ bằng một nửa lỗ cần khoan
- C. Có đường kính nhỏ hơn đường kính lỗ cần khoan
-
D. Có đường kính bằng đường kính lỗ cần khoan