ÔN TẬP CHƯƠNG 1
Câu 1: Cơ khí giúp cho lao động và sinh hoạt của con người:
-
A. Nhẹ nhàng và thú vị
- B. Nhẹ nhàng
- C. Tiện lợi và thú vị
- D. Tiện lợi
Câu 2: Vật liệu nào dưới đây thuộc nhóm kim loại
- A. Gạch
- B. Thủy tinh
-
C. Thép, gang
- D. Bê tông
Câu 3: Quy trình chế tạo một chiếc kìm nguội
- A. Thép (nhiệt luyện) → Phôi kìm (khoan lỗ và dũa) → Hai má kìm (Tán ghép) → Chiếc kìm (rèn hoặc đập) → Chiếc kìm hoàn chỉnh.
-
B. Thép (rèn hoặc dập) → Phôi kìm (khoan lỗ và dũa) → Hai má kìm (Tán ghép) → Chiếc kìm (Nhiệt luyện) → Chiếc kìm hoàn chỉnh.
- C. Thép (rèn hoặc dập) → Phôi kìm (Nhiệt luyện) → Hai má kìm (Tán ghép) → Chiếc kìm (khoan lỗ và dũa) → Chiếc kìm hoàn chỉnh.
- D. Thép (nhiệt luyện) → Phôi kìm (rèn hoặc đập) → Hai má kìm (Tán ghép) → Chiếc kìm (khoan lỗ và dũa) → Chiếc kìm hoàn chỉnh.
Câu 4: Công cụ lao động của ngành cơ khí chế tạo là:
- A. Các chi tiết máy của các máy móc sản xuất
-
B. Các máy công cụ như tiện, phay, bào, hàn,...
- C. Các bản vẽ kĩ thuật, quy trình gia công sản phẩm,…
- D. Các vật liệu cơ khí, vật liệu phi kim loại,…
Câu 5: Nghề nghiệp trong lĩnh vực cơ khí gồm mấy công việc chủ yếu
- A. 2
- B. 5
-
C. 4
- D. 3
Câu 6: Phương pháp gia công áp lực:
- A. khối lượng vật liệu thay đổi
-
B. dùng ngoại lực tác dụng thông qua dụng cụ hoặc thiết bị như búa tay, búa máy
- C. thành phần vật liệu thay đổi
- D. làm kim loại nóng chảy
Câu 7: Loại máy đánh dấu sự khởi đầu của ngành cơ khí chế tạo:
- A. Máy kéo sợi do James Hagreaves chế tạo
-
B. Máy bán đá do Archimedes chế tạo
- C. Máy kéo sợi chạy bằng hơi nước do Richard Arkwright chế tạo
- D. Máy hơi nước do James Watt phát minh
Câu 8: Hình ảnh sau thể hiện công việc nào trong lĩnh vực cơ khí chế tạo?
-
A. Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ khí
- B. Thiết kế sản phẩm cơ khí
- C. Lắp ráp sản phẩm cơ khí
- D. Gia công cơ khí
Câu 9: Trong công nghiệp hàng không vũ trụ, ô tô, vật liệu nano được dùng để tạo ra các vật liệu có tính chất gì?
- A. Có tính chống ăn mòn
- B. Có độ cứng, độ bền cao
-
C. Có tính siêu nhẹ - siêu bền
- D. Có tính chịu áp lực
Câu 10: Để sản xuất ra sản phẩm trong ngành cơ khí chế tạo đòi hỏi phải có những gì?
-
A. Hồ sơ kĩ thuật gồm các bản vẽ kĩ thuật, quy trình gia công sản phẩm,…
- B. Các bản vẽ kĩ thuật
- C. Các quy trình gia công sản phẩm
- D. Các công cụ lao động của ngành cơ khí
Câu 11: Hình ảnh sau thể hiện công việc nào trong lĩnh vực cơ khí chế tạo?
-
A. Thiết kế sản phẩm cơ khí
- B. Gia công cơ khí
- C. Lắp ráp sản phẩm cơ khí
- D. Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ khí
Câu 12: Bước cuối cùng trong quy trình chế tạo cơ khí là:
- A. Xử lí và bảo vệ bề mặt của sản phẩm
- B. Chế tạo phôi
-
C. Lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm
- D. Đọc bản vẽ chi tiết
Câu 13: Bước đầu tiên trong quy trình chế tạo cơ khí là:
- A. Xử lí và bảo vệ bề mặt của sản phẩm
- B. Chế tạo phôi
-
C. Đọc bản vẽ chi tiết
- D. Lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm
Câu 14: Đối tượng lao động của ngành cơ khí chế tạo là gì?
- A. Vật liệu phi kim loại
- B. Vật liệu kim loại và phi kim loại
-
C. Các vật liệu cơ khí
- D. Vật liệu kim loại và hợp kim
Câu 15: Cơ khí chế tạo là ngành kĩ thuật công nghệ sử dụng các kiến thức của bộ môn nào?
- A. Toán học
-
B. Công nghệ
- C. Vật lí
- D. Hóa học
Câu 16: Vật liệu mới có đặc điểm gì?
- A. Có tính chất cách điện, cách nhiệt, chịu ăn mòn hóa học
- B. Có tính dẫn điện, dẫn nhiệt
-
C. Có độ bền cao, độ cứng lớn hoặc có tính chất điện, nhiệt, hóa học,… vượt trội
- D. Có giá thành rẻ
Câu 17: Hoạt động thiết kế cơ khí chế tạo là gì?
- A. là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất nhằm tổ hợp các chi tiết thành thiết bị hoặc sản phẩm hoàn chỉnh
- B. là quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí
- C. là công việc chăm sóc, thực hiện kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kĩ thuật
-
D. là quá trình nghiên cứu, thiết kế tính toán kích thước và các thông số của các chi tiết máy để đảm bảo yêu cầu kinh tế - kĩ thuật đặt ra.
Câu 18: Chuyên ngành đào tạo “Vận hành máy công cụ” giúp thực hiện nhóm công việc nào?
- A. Thiết kế sản phẩm cơ khí
-
B. Gia công cơ khí
- C. Lắp ráp sản phẩm cơ khí
- D. Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí
Câu 19: Nghề nào sau đây không thuộc nhóm công việc gia công cơ khí
- A. Thợ cắt gọt kim loại
- B. Thợ hàn
- C. Thợ rèn
-
D. Kĩ sư
Câu 20: Hình ảnh sau thể hiện công việc nào trong lĩnh vực cơ khí chế tạo?
- A. Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ khí
-
B. Lắp ráp sản phẩm cơ khí
- C. Gia công cơ khí
- D. Thiết kế sản phẩm cơ khí
Câu 21: Nghề nghiệp trong lĩnh vực cơ khí không bao gồm công việc nào dưới đây?
- A. Thiết kế sản phẩm cơ khí
- B. Gia công cơ khí
- C. Lắp ráp sản phẩm cơ khí
-
D. Lên kế hoạch kinh doanh sản phẩm cơ khí
Câu 22: Nghề nghiệp thuộc nhóm công việc bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí là:
- A. Thợ cắt gọt kim loại, thợ hàn, thợ rèn, thợ đập,…
-
B. Kĩ sư, kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật viên máy, công cụ,…
- C. Kĩ sư thiết kế cơ khí, kĩ sư kĩ thuật điện tử,…
- D. Kĩ sư kĩ thuật cơ khí, kĩ sư cơ điện tử,…
Câu 23: Nghề nghiệp thuộc nhóm công việc thiết kế sản phẩm cơ khí là:
-
A. Kĩ sư kĩ thuật cơ khí, kĩ sư cơ điện tử,…
- B. Thợ cắt gọt kim loại, thợ hàn, thợ rèn, thợ đập,…
- C. Kĩ sư thiết kế cơ khí, kĩ sư kĩ thuật điện tử,…
- D. Kĩ sư, kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật viên máy, công cụ,…
Câu 24: Công cụ lao động của ngành cơ khí chế tạo là:
-
A. Các máy công cụ như tiện, phay, bào, hàn,...
- B. Các vật liệu cơ khí, vật liệu phi kim loại,…
- C. Các bản vẽ kĩ thuật, quy trình gia công sản phẩm,…
- D. Các chi tiết máy của các máy móc sản xuất
Câu 25: Đối tượng lao động của ngành cơ khí chế tạo là gì?
-
A. Vật liệu kim loại và phi kim loại
- B. Các vật liệu cơ khí
- C. Vật liệu kim loại và hợp kim
- D. Vật liệu phi kim loại