CHỦ ĐIỂM 2: EM ĐI HỌC
BÀI 10: VUI ĐẾN TRƯỜNG
BÀI ĐỌC 2: ƯƠM MẦM
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt
- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực ngôn ngữ:
- Đọc trôi chảy truyện (phát âm đúng: ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc 60 tiếng / phút).
- Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Câu chuyện nói về nhà văn Rô-linh nổi tiếng, tài năng của bà, và tài năng ấy đã được ươm mầm, phát triển như thế nào.
- Biết được tác dụng của dấu phẩy, nhận biết được các thành phần câu, điền dấu phẩy vào đúng chỗ.
+ Năng lực văn học: Nhận biết nội dung, mạch truyện. Biết bày tỏ sự yêu thích đối với nhân vật trong truyện.
- Phẩm chất
- Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, cố găng học tập, rèn luyện bản thân.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Đối với học sinh
- SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
- PPDH chính: tổ chức HĐ.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu bài: Bài đọc hôm nay Uơm mầm sẽ giúp các em có hiểu biết về nhà văn Rô-linh, tài năng của bà và hiểu được tài năng ấy đã được ươm mầm và phát triển như thế nào. 2. HĐ 1: Đọc thành tiếng Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu bài Uơm mầm. - GV tổ chức cho HS luyện đọc: + Đọc nối tiếp: GV chỉ định 4 HS đọc nối tiếp nhau 4 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát ấm, uốn nắn tư thế đọc của HS. + Đọc nhóm 4: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 4. + GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. + GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.
3. HĐ 2: Đọc hiểu Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Câu chuyện nói về nhà văn Rô-linh nổi tiếng, tài năng của bà, và tài năng ấy đã được ươm mầm, phát triển như thế nào. Cách tiến hành: - GV mời 3 HS tiếp nối đọc 3 CH. - GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH theo cặp. - GV mời một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn. - GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án: + Câu 1: Tài năng của Rô-linh được ươm mầm từ đầu? Chọn ý đúng: a) Từ những câu chuyện Rô-linh được nghe bà kể. b) Từ những câu chuyện Rô-linh và em gái tự nghĩ ra. c) Từ những bộ phim Rô-linh và e gái được xem. Trả lời: Đáp án b). + Câu 2: Rô-linh đã làm gì để nhớ và kể lại chuyện cho em gái nghe? Trả lời: Để nhớ và kể lại chuyện cho em gái nghe, Rô-linh bắt đâu ghi lại những câu chuyện của mình trên giấy. + Câu 3: Ở trường phổ thông, Rô-linh là một học sinh như thế nào? Trả lời: Ở trường phổ thông, Rô-linh là học sinh tài năng nhất. 4. HĐ 3: Luyện tập Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Câu chuyện nói về nhà văn Rô-linh nổi tiếng, tài năng của bà, và tài năng ấy đã được ươm mầm, phát triển như thế nào. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc to YC của 3 BT. - GV yêu cầu HS làm bài vào VBT. - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp. - GV nhận xét, chốt đáp án: + BT 1, 2: GV khuyến khích HS lựa chọn theo ý em thích. + BT 3: Thêm dấu phẩy: Bộ truyện Ha-ri Pót-tơ của nhà văn Rô-linh được dịch ra nhiều thứ tiếng, được dựng thành phim, được trẻ em khắp nơi yêu thích. 5. Củng cố, dặn dò Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học sau. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS kể tóm tắt lại bài đọc Ươm mầm. - GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài mới. |
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm theo. - HS luyện đọc: + 4 HS đọc nối tiếp nhau 4 đoạn của bài.
+ HS đọc theo nhóm 4.
+ HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. Cả lớp đọc thầm theo.
- 3 HS tiếp nối đọc 3 CH. - Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời cá CH theo cặp. - Một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt đáp án.
- 1 HS đọc to YC của 3 BT. Cả lớp đọc thầm theo. - HS làm bài vào VBT. - Một số HS trình bày kết quả trước lớp. - HS lắng nghe, sửa bài vào VBT.
- 1 HS kể tóm tắt lại bài đọc Ươm mầm. Cả lớp lắng nghe. - HS lắng nghe, chuẩn bị bài mới. |