TIẾT…: VĂN BẢN 3. HƯƠNG KHÚC
(Nguyễn Quang Thiều)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Vận dụng kĩ năng đọc để nhận biết chủ đề của VB; nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.
- Liên hệ với chủ điểm của bài học để hiểu hơn về chủ điểm Nét đẹp văn hóa Việt.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Hương khúc
- Năng lực trình bày suy ngẫm và phản hồi của cá nhân về văn bản Hương khúc.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- HS trung thực khi tham gia các hoạt động
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu học tập;
- Mộ số tranh ảnh liên quan đến bài học;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Hương khúc.
b. Nội dung: GV cho HS quan sát tranh và đặt các câu hỏi gợi mở.
c. Sản phẩm: HS nhận diện và trả lời được câu hỏi gợi mở.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát hình ảnh minh họa món xôi khúc trong SGK và yêu cầu HS đọc nhan đề VB, dựa vào chủ điểm của bài học để dự đoán về nội dung VB:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem ảnh để cảm nhận và đoán nội dung VB.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS có những chi sẻ hay và thú vị.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Hình ảnh món bánh xôi khúc chắc hẳn đã rất quen thuộc với chúng ta phải không nào? Đây cũng chính là một món ăn ngon và bổ ích của người Việt. Trong bài học kết nối chủ điểm ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về món ăn này qua văn bản Hương khúc.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng đọc văn bản và nắm được khái quát nội dung chủ đề.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc văn bản.
c. Sản phẩm học tập: HS đọc VB theo hướng dẫn của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc văn bản: GV mời một vài HS lần lượt đọc thành tiếng trước lớp. - GV nhắc HS chú ý vào những chú thích giải nghĩa từ ngữ khó ở cuối trang để có thể nắm được chủ đề của VB. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc văn bản theo hướng dẫn của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS đọc trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS. |
I. Đọc hiểu chung
|
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi
a. Mục tiêu: Nhận biết được những nội dung, nghệ thuật chính của VB và liên hệ được với chủ điểm.
b. Nội dung:GV hướng dẫn HS sử dụng kiến thức SGK để trả lời các câu hỏi trong phần Suy ngẫm và phản hồi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến