TIẾT…: VĂN BẢN 4. MẸ
(Đỗ Trung Lai)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực xác định vần và nhịp điệu trong thơ.
- Năng lực xác định chủ đề, thông điệp của văn bản.
- Năng lực tìm và phân tích hiệu quả của những những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ độc đáo được sử dụng trong VB.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Hiểu được cảm xúc của bản thân và cảm xúc của người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu học tập: GV chuyển một số câu hỏi trong SGK thành phiếu học tập;
- Một số tranh ảnh có liên quan đến bài học;
- Sơ đồ, biểu bảng;
- Giấy A0 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm;
- Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm bài viết, bài trình bày của HS.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học đọc mở rộng theo thể loại.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS bày tỏ tình cảm với mẹ của mình.
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS bảy tỏ tình cảm của mình với mẹ bằng cách viết lời nhắn vào trong giấy ghi chú.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS viết lời nhắn gửi mẹ vào giấy ghi chú.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV chọn một vài lời nhắn bất kì của HS và yêu cầu các em chia sẻ trước lớp, các HS còn lại lắng nghe và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các tinh thần tham gia hoạt động của HS.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Mẹ luôn là một hình ảnh thiêng liêng nhất trong lòng mỗi chúng ta. Cho tới bây giờ, các em đã được học rất nhiều bài thơ viết về mẹ phải không nào? Trong bài học đọc mở rộng theo thể loại ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về bài thơ Mẹ của tác giả Đỗ Trung Lai để càng yêu thương mẹ của mình hơn, đồng thời củng cố thêm về cách đọc hiểu thể loại thơ nhé!
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Đọc văn bản và nắm những lưu ý khi đọc một bài thơ
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc văn bản Mẹ.
c. Sản phẩm học tập: HS nắm được cách đọc một bài thơ.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đã cho HS tự đọc VB trước ở nhà, trên lớp, GV yêu cầu HS đọc lại VB để dẫn nhập vào tìm hiểu VB ở phần sau. - GV yêu cầu HS đọc khung bên phải Khi đọc một bài thơ, em nên và ghi chép lại đầy đủ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc văn bản, chú ý các yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. |
I. Đọc hiểu chung Khi đọc một bài thơ, em nên: - Nhận xét những nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhip, biện pháp tu từ. - Tìm hiểu tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua ngôn ngữ thơ. - Rút ra thông điệp tác giả gửi gắm qua bài thơ.
|